Hữu Loan buôn chuyên (kỳ 3)
(19:44:00 PM 18/06/2011)
>> Người đàn bà của cực nhọc, lam lũ (kỳ 2)
>> Chuyện cô gái tóc dài vương hoa lúa
Thế là bà Nhu tích cóp được một món, vay thêm vài món nữa, đi chợ xa ven biển, mua bòn cá khô của bà con mang về. Tất cả là 17 cân, với mấy chục chiếc chiếu Nga Sơn nổi tiếng quê mình. Lại thêm mấy bánh thuốc lào nữa cho đa dạng hàng hóa.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đọc điếu văn trong tang lễ nhà thơ Hữu Loan.
Chọn một ngày lành, đẹp trời, ông Tú Loan đẩy xe thồ lên đường, nhằm hướng huyện miền núi Cẩm Thủy thẳng tiến, mang theo bao hy vọng, chờ trông của cả nhà. Đôi chân thồ đá, chỉ quanh quẩn quanh núi Vân Hoàn, quẩn quanh trong xã, giờ viễn du, một chuyến thế này nhẹ nhàng hơn nhiều. Vì gặp nhà nào cũng sà vào, bán được hàng, lại được trò chuyện, chả khoái à?
Hôm ấy bước chân lang thang thế nào lại gặp một người cũng lang thang như ông. Nhưng không buôn bán gì, mà làm nghề đóng cối. Cối tre, cối đất đóng được tất. Chỉ hơn hai ngày là xong một chiếc cối, chủ nhà bỏ thóc vào xay thử, gạo, trấu rơi xuống rào rào. Sàng thử, không một hạt thóc sót mới tài. Nhưng tài đóng cối của người thợ ấy không bằng tài kể chuyện.
Có lần đến vùng biển đóng cối, ông ta thăm một ngồi đền thờ Trạng Trình. Ngôi đền này đã có lần bị Nguyễn Công Trứ cho dỡ đi để phục vụ cho việc làm thủy lợi gì đó. Công việc phá dỡ đang tiến hành thì lộ ra một hàng chữ Minh Mệnh thập tứ, thằng Trứ phá đền (Năm thứ 14 đời Minh Mệnh, Nguyễn Công Trứ phá đền).
Nguyễn Công Trứ sợ quá liền cho dừng việc phá dỡ, lại còn tu bổ thêm cho khang trang chắc chắn hơn. Chả biết thực hư thế nào, nhưng Hữu Loan thì khoái lắm. Đúng là năm Minh Mệnh thứ 9 (1828 – Mậu tí) Nguyễn Công Trứ có được phong chức Doanh điền sứ trông coi việc chiêu mộ dân (kể cả những người bị án tù, cũng được huy động, coi như để lấy công chuộc tội) để quai đê lấn biển khai khẩn đất hoang, làm nên những vùng đất trù phú là Hải Hậu (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình) bây giờ. Ngoài ra, ông còn cho đào những con sông vừa để dẫn thủy nhập điền vừa làm đường giao thông thuận tiện, nay vẫn còn. Vì thế chuyện ấy cũng có thể xẩy ra lắm.
Nhưng bảo Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cách đấy trên dưới hai trăm năm đã tiên tri như thế thì cũng khó tin lắm. Nhưng cần gì. Đã là giai thoại thì tính xác thực không phải là vấn đề lớn, miễn là nó mang lại khoái cảm trí tuệ là được. Sau chuyến đi nhiều ngày về, Hữu Loan hào hứng kể chuyện với vợ con.
Không phải chuyện lời lãi bao nhiêu, mà toàn những chuyện người nọ thế này, người kia thế nọ, nhiều nhất vẫn là chuyện ông phó cối tự xưng là hậu duệ Trạng Trình. Lại còn thật thà kể rằng, đã biếu ông phó cối cả bánh thuốc lào có chết người ta không chứ. Vợ hỏi đến tiền bán hàng. Ông chồng bỏ ra một mớ nhàu nát quăn queo. Cả nhà xúm lại vuốt từng đồng, xếp từng loại, đếm từng tờ.
Đếm đi đếm lại vẫn chỉ có thế. Lục lọi, moi móc hết cả túi này, bị kia cũng chỉ có thế. Một trận đại khẩu chiến tưng bừng xảy ra. Lý do: Lần đi buôn chuyến này do chính bà thiết kế, ông thi công thế là lỗ chỏng gọng. Mà tiền vốn mua hàng của bà chỉ bằng móng tay, tiền đi vay người ta bằng cả vốc tay. Cạch đến già!
Chỉ mỗi việc ăn và đẻ, đẻ những mười người con đã ghê lắm rồi. Người phụ nữ nói, đau như đau đẻ kia mà. Một người phụ nữ Hy Lạp (trong một vở bi kịch cổ) nói: Ta thà mang gươm ra trận ba lần, còn hơn một lần chịu nỗi đau sinh nở, đủ biết nỗi đau ấy thế nào. Không phải ngẫu nhiên xã hội định ra chế độ thai sản, trong đó có chế độ nghỉ đẻ, để người mẹ có điều kiện phục hồi sức khỏe. Các cụ bắt gái đẻ trước và nhất là sau khi đẻ, phải kiêng khem ghê lắm. Kiêng gió, kiêng nước, kiêng làm, kiêng vận động mạnh và ăn kiêng. Bà Nhu không hề biết tất cả những chuyện kiêng khem ấy.
Hai vợ chồng cứ quần quật đầu tắt mặt tối suốt ngày, chung lưng đấu cật, làm cật lực, chật vật lắm mới kiếm đủ ngày hai bữa cho đàn con.
Những phút cuối cùng của Hữu Loan
Bà Thiến ơi vào tôi bảo…! Từ lúc ông gọi đến lúc bà vào đến chỗ ông cũng phải mất 5 – 7 phút. Bởi lẽ đang ngồi trên giường bà phải chống hai tay, từ từ xoay người, đưa dần hai chân ra phía ngoài, từ từ thả xuống, dò dò tìm dép, từ từ đứng dậy, chầm chậm từng bước, lần vào gian buồng ông đã nằm mấy năm rồi. Dò lần từng bước như trẻ con mới tập đi như thế mới không phải dùng nạng vì cú ngã gãy chân mấy năm trước. - Bà ngồi xuống đây… Bà lại lựa thế, xoay người ra phía ngoài, từ từ ngồi xuống… Bỗng ông kêu lên: - Ái già….
Mấy năm liệt giường, ông chỉ có tư thế nằm co. Các khớp cứng lại không còn ruỗi thẳng ra được nữa. Năm ngoái tôi vào, phải hai người đỡ ông mới ngồi dậy được, nhưng cũng chỉ ngồi kiểu bó gối. Ông nằm, đầu hướng ra ngoài vườn phía đông, tấm chăn mỏng chùm kín từ lưng trở xuống làm luôn nhiệm vụ của chiếc quần một ống che kín đôi chân như những ống giang có những cái mấu to kì dị.
Bà cũng phải nhờ con cháu trông nom, tuy không vất vả như chăm ông. Mọi chuyện trông nom săn sóc ông đều nhờ con cháu, nên cũng đã lâu lắm bà không vào phòng ông. Thế cho nên bà không để ý, cứ thế ngồi xuống. Ông đã không thể tự điều chỉnh đôi chân đã không còn là của mình dịch vào cho bà ngồi. Mà bà thì cũng không nghĩ rằng dưới lớp chăn mỏng lại là chân ông, cứ thế ngồi xuống, không biết rằng đã ngồi vào chân ông. Giật nảy mình, bà nhổm dậy suýt xoa: - Xin lỗi ông. Tôi vô ý quá.
Bà vội kéo tấm chăn lên, bàn tay của người đàn bà suốt một đời lam làm cũng chả còn bao nhiêu da thịt xoa xoa đôi chân xương xẩu của chồng, vừa ân hận vừa xót xa. Bà không ngờ rằng đấy là lần cuối cùng bà đụng chạm với cơ thể người chồng sau gần sáu mươi năm đầu gối má kề, có với nhau tới mười mặt con…
- …. Bà biểu chúng nó may cho tôi một chiếc áo dài trắng…
- Để làm gì, ông thiếu gì quần áo. Hay ông chuẩn bị…
Bà không dám nói hết câu. Nhưng rồi cũng phải nói ra điều linh cảm:
- Ông không thương tôi hay sao mà định bỏ tôi đi?
- Bà nói gì lạ thế, tôi không thương bà thì thương ai….
Thoắt chạnh lòng. Bà tấm tức:
- Thương mà còn…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.