Hứng nước thánh chảy ra từ cây sung
(19:49:56 PM 18/06/2011)
Ba ngày nay hàng trăm người huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tập trung trước quán cà phê Hồng Ngọc nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc địa bàn ấp Rạch Sên, xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) để thắp nhang xin nước thánh.
Đó là những giọt nước chảy ra từ thân cây sung trên 10 năm tuổi của gia đình ông Trịnh Phước Lộc trồng ven đường trong khu vực giải tỏa buộc phải đốn bỏ để bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
Chủ quán cà phê là bà Lâm Thị Thu Hồng (vợ ông Lộc) cho biết ba ngày trước khi chặt nhánh cây thấy có một cành chảy ra rất nhiều nước trong như nước suối, có vị ngọt nên mang thùng ra hứng được vài chục lít để dành uống.
Thấy nước không ngừng chảy ra từ thân cây sung nên hàng trăm người ở các xã lân cận đã kéo đến thắp nhang suốt ngày đêm mới mục đích xin “nước thánh” mang về uống để trị nhiều loại bệnh.
Ông Sơn Hoàng Biêl - trưởng ấp Rạch Sên - cho biết khi nghe người dân gọi đây là nước thánh đã khuyên mọi người không nên mê tín hứng nước trong thân cây uống khi chưa được cơ quan chức năng kiểm tra xem trong nước có chứa độc tố gì hay không. Theo ông Biên, lúc cao điểm có đến vài trăm người đến xin “nước thánh” làm mất an ninh trật tự, gây cản trở giao thông nên đã tiến hành cưa bỏ cây sung vào sáng 15/12.
Tuy nhiên, đến sáng 16/12 vẫn còn nhiều người đến trước quán cà phê Hồng Ngọc thắp nhang, dùng muỗng canh hứng từng giọt nước rỉ ra từ gốc cây sung bị cưa sát mặt đất mang về uống.
Hai chị em H. và T. ở gần chợ Nhu Gia cũng đạp xe đến hứng nước thánh uống vì thấy mệt trong người. Một cụ bà khoảng 60 tuổi (không cho biết tên) đến từ ấp Sô La, xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) cũng lội bộ gần chục cây số tìm đến gốc cây sung hứng nước thánh được khoảng hai xị nước có màu trắng đục cất cẩn thận vào một chai nước tinh lọc. Cụ bà này cho biết chân bị đau nhức nên xin nước thánh về uống và thoa cho hết bệnh (?).
Mặc dù cây sung đã bị cưa gốc sát đất nhưng chiều ngày 15/12 vẫn còn nhiều người đến thắp nhang để hứng nước thánh mang về uống |
Sáng 16/12, ông Triệu Xuân Xiệu - chủ tịch UBND xã Thạnh Phú - cho biết đã cử lực lượng công an xã đến canh trực tại quán cà phê Hồng Ngọc để vận động người dân về nhà, khuyên mọi người không nên mê tín vì nước rỉ ra từ thân cây là điều bình thường bởi một số cây khi chặt cành thường tuôn ra rất nhiều nhựa giống như nước.
Kỹ sư Hồ Quang Cua - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng - cho rằng sung là một loại cây tích nước trong thân rất nhiều nên chặt cành nước chảy ra là bình thường. Do đó dân không nên ngộ nhận nước chảy ra từ thân cây là nước thánh mà hứng uống kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ Trương Hoài Phong - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng - cũng khẳng định sung là một loại cây tích tụ nhiều nước trong thân và chưa có tài liệu khoa học nào đề cập đến chuyện chữa bệnh bằng nước rỉ ra từ thân cây sung.
Do đó bác sĩ Phong cho rằng người dân lấy nước chảy ra từ thân cây sung uống hoặc thoa để trị bệnh là phản khoa học, chính quyền địa phương cần sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
(Theo Tuổi Trẻ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.