Hỗn loạn khai thác vàng ở Sông Hinh
(19:40:18 PM 18/06/2011)
Ngang nhiên khai thác vàng trái phép trên đất rừng Hòn Ké, Lồ Ô. Ảnh: Văn Tài
Nát rừng
Bãi vàng Suối Bùn, Hòn Ké (xã Sông Hinh) mùa nắng có 5-6 đường lên, nhưng vào mùa mưa, gần như chỉ có con đường độc đạo nối từ ngã ba Sơn Giang là đi lại được. Sau gần 1 giờ đồng hồ băng rừng, vượt suối, cuối cùng chúng tôi tiếp cận được bãi vàng Hòn Ké, Lồ Ô thuộc khu vực Suối Bùn (xã Sông Hinh).
Tưởng đội kiểm tra liên ngành, hàng trăm vàng tặc vứt bỏ cuốc, xẻng, đồ dùng đào đãi vàng tháo chạy. Trước mắt, cả một diện tích sườn đồi chừng 3ha, dài hơn 1km bị lật tung, hàng trăm hầm hố lớn nhỏ có độ sâu từ 10 – 30m theo kiểu hầm ếch, bên trên hàng trăm đống đất đá ngổn ngang. Xung quanh có đến gần chục hécta rừng, gỗ có đường kính từ 10cm trở lên bị chặt phá, băm nát.
Một người mới vào “nghề” ở xã Sơn Thành Tây cho hay: “Nghe tin ở đây có vàng trữ lượng lớn nên chúng tôi mới khăn gói lên đường. Vì chưa có kinh nghiệm nên một ngày kiếm được chừng 300.000 đồng. Những người làm lâu, có kinh nghiệm kiếm cả triệu đồng/ngày”. Được biết, tại khu vực này có 3 bãi vàng, mỗi bãi có từ 200 - 300 người tham gia đào đãi suốt ngày đêm.
Lần theo các con đường mòn vào trong rừng sâu, chúng tôi tận mắt chứng kiến hàng chục hécta rừng được dọn sẵn theo từng vạt lớn còn mới tinh dấu vết nhựa cây. Đây là những bãi vàng để dành khi địa điểm cũ bị truy quét, triệt phá.
Bó tay?
Theo nhân viên tổ chốt chặn khai thác vàng sa khoáng tại ngã 3 Lạc Đạo, khi hay tin có nhiều người vào khu vực này khai thác vàng, huyện Sông Hinh đã tổ chức nhiều đợt truy quét, tháo dỡ lều, lán trại, tịch thu dụng cụ máy móc khai thác, nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Được biết có nhiều con đường ra vào khu vực này, như từ đường xã Ea Trôn, xã Sông Hinh, xã Đức Bình Đông, thậm chí vàng tặc còn đi cả ghe thuyền qua hồ thủy điện... đến khai thác. Hoạt động khai thác diễn ra khá công khai.
Theo quan sát của phóng viên, cứ 5 phút lại có vài ba người khăn gói, cơm gạo, đồ dùng khai thác và cả bình ắc quy điện ra vào rừng khai thác vàng.
Khi được hỏi làm cách nào mà đưa những bao tải đá nặng hơn 50 kg trong điều kiện rừng núi hiểm trở, đường sá lầy lội, cách ngăn, một người đào đãi vàng cho biết, chịu khó vác bộ ra cửa rừng rồi dùng xe máy vận chuyển đi, nhiều thì chung nhau thuê xe ô tô. Nếu không có vấn đề gì thì xay đá tại buôn Thung, cách địa điểm khai thác chừng hơn 1km, còn “động” thì chuyển về thị trấn, hoặc thành phố Tuy Hòa.
Theo ông Trần Thanh Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh: “Địa phương liên tục truy quét, gần đây nhất là ngày 12 và 13-10 triển khai lực lượng gồm công an, quân đội và các ngành liên quan tiếp tục kiểm tra, truy quét tịch thu phương tiện, dụng cụ khai thác...
Hiện nay đang thành lập tổ công tác trực chiến trong rừng. Sắp tới sẽ phối hợp với Tỉnh đội và các ngành liên quan tổ chức truy quét vào ban đêm để xử lý triệt để”. Ông Định cho biết thêm, ngoài sự vào cuộc tích cực của địa phương, điều quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của đơn vị chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.