»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:07:56 AM (GMT+7)

Hơn 30 năm đi tìm mộ cha

(19:45:28 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ) - Dẫu biết cha mình đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, nỗi buồn vẫn mãi đeo đẳng trong lòng khi tên ông chưa được ghi danh (liệt sĩ vô danh), cô gái Đỗ Thị Kim Ngân (Khu tập thể Văn Chương-Đống Đa-Hà Nội) đã có một hành trình hơn 30 năm đi tìm mộ cha của mình...

Căn nguyên từ giấy báo tử


HDT

Bia  và ảnh Liệt sĩ Đỗ Bách Trú


Gặp chị Đỗ Thị Kim Ngân, tại nhà lễ tân của Nghĩa trang Liệt sĩ Đông Tác-TP Tuy Hoà, chị tâm sự: Vẫn nhớ như in cái cảm giác hồi hộp tưởng chừng nghẹt thở, tay chân run bần bật, nổi da gà và nấc nghẹn, vỡ oà bật khóc lên vì sung sướng khi cầm trên tay công văn số 171/SLĐTBXH-NCC, ngày 16/12/2008 của Sở Lao động Thương binh&Xã hội Tỉnh Phú Yên, xác nhận liệt sĩ Đỗ Bách Trú (bí danh Đỗ Bách Thắng,) số hiệu  quân nhân 8043. được qui tập tại nghĩa trang Liệt sĩ Đông Tác, TP Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, số mộ 78, hàng thứ 4, lô C.

 

Chị Ngân cho biết thêm một sự trùng hợp nhẫu nhiên rất thiêng liêng là gia đình nhận tin báo đúng vào ngày kỷ niệm 63 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/2008), lúc 15 giờ


Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và chị Đỗ Thị Kim Ngân, liên tục bị ngắt quãng bởi tiếng nấc khóc thầm trong lòng, khi chị kể về hành trình đi tìm mộ, của ba chị - ông Đỗ Bách Trú (xóm Sủng, thôn Phước Hậu, xã Hoà Kiến, TP Tuy Hòa, tỉnh  Phú Yên).

 

 

"Giá như lúc đó giấy báo tử ghi chính xác 27/5/1966, câu chuyện đi tìm hồ sơ và mộ liệt sĩ của bố không phức tạp và gian khó. Cũng vì chiến tranh thôi, nên công tác thông tin đôi lúc thiếu chính xác", chị Ngân nói.


Qua trao đổi chúng tôi được biết giấy báo tử ghi ngày 19/4/1974 và cuối tháng 8/1975 gia đình nhận bằng tổ quốc ghi công số 294/T.Tga ký ngày 28/7/1975 (Bằng số NM 327C) cũng đã ghi đã hy sinh ngày 19/4/1974" và chị kể thêm đến giờ, vẫn không thể nào quên được hình ảnh mẹ chị ngất xỉu khi nghe tin và lúc tỉnh lại ôm ghì hai chị em vào lòng và khóc tức tưởi khi nhận được giấy báo tử của cha chị - ông Đỗ Bách Trú. Đó là buổi chiều hè oi ả vào tầm khoảng tháng 5/1974, khi đó Ngân 13 tuổi và em gái lên 9 tuổi.


HDT[-]2

Một góc khu Nghĩa trang Liệt sĩ Đông Tác, nơi Liệt sĩ Đỗ Bách Trú yên nghỉ cùng đồng đội.


Qua trao đổi với chúng tôi, chị Ngân cho biết thêm: Khoảng cuối tháng 6/2002, chị đến Sở Lao động Thương binh&Xã hội Thành phố Hà Nội (75-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội), để trình bày và đưa những giấy tờ cần thiết có liên quan đến Liệt sĩ Đỗ Bách Trú, thử có manh mối gì không. Sự vô vọng đến với chị, khi một cán bộ của Phòng Lưu trữ nói rằng " Mẫu giấy báo tử như thế này, không phải của Sở Lao động Thương binh&Xã hội mà do bên Cơ yếu Chính phủ cấp.

 

Những người có mẫu giấy báo tử thế này thường là đi làm nhiệm vụ đặc biệt...họ thường hoạt động bí mật, đơn lẻ nên dễ hy sinh",  "...Hầu hết loaị giấy báo tử theo mẫu này ít có ai tìm được thân nhân của mình", cán bộ phòng lưu trử khẳng định như thế.

 

Để thẩm định trả lời của Phòng Lưu trữ (Sở Lao động Thương binh&Xã hội Hà Nội), chị tìm đến Ban Cơ Yếu Chính phủ (21-Nguyên Hồng-Hà Nội)  và được trả lời: Cơ quan Kinh tài Trung ương của cha chị công tác lúc đó, báo về Tỉnh uỷ Phú Yên, Tỉnh uỷ Phú Yên báo ra Ban Kinh tài chính Trung ương (nay là Ban Kinh tế-Tài chính Trung ương) theo ngành dọc, sau đó Ban Kinh tài Trung ương báo sang Phủ Thủ tướng, Phủ Thủ tướng sẽ báo cho Bộ Lao động Thương binh&Xã hội và sẽ báo cho Sở Lao động Thương binh&Xã hội Hà Nội để ra quyết định... và muốn hiểu rõ chị nên đến Ban Kinh tế Tài chính Trung ương ở 74 –Phan Đình Phùng-Hà Nội tìm rõ hơn..." sự dích dắt đi tìm hồ sơ của cha bị bế tắc, chị Ngân đã thổ lộ.


Hành trình của lòng hiếu thảo


HDT

Chị Đỗ Thị Kim Ngân, bên mộ liệt sĩ Đỗ Bách Trú


Càng lớn lên, ý thức về sự thiếu thốn tình cảm, thiếu bàn tay chăm sóc của người cha lại càng hiện rõ lên trong chị. Nhìn bạn bè cùng trang lứa hạnh phúc có cha, chị cảm thấy tủi thân và nước mắt cứ thế nối đuôi nhau chảy dài trên má. Và chị thầm hứa với bản thân mình: khi công việc, kinh tế gia đình ổn định chị sẽ dành toàn bộ thời gian để đi tìm hồ sơ, mộ của cha chị.


Vì vậy, năm 1982, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, chị đã làm rất nhiều việc từ: giáo viên Trường THCS Lương Yên, THCS Trưng Nhị, phiên dịch tại Nga đến nhân viên tại Khách sạn Hà Nội, tất cả công việc trải qua mục đích là tích luỹ đủ hành trang để chuẩn bị cho những chuyến đi tìm những kỷ vật và mộ của cha, như tâm nguyện ban đầu của chị.


Sau gần 10 năm tích luỹ "đủ vốn". Năm 1992 chị bắt đầu cuộc hành trình điểm hoả của chị là tìm lại địa chỉ số 141-khu Ga Thị trấn Yên Viên, nơi chị đã cất tiếng khóc chào đời và được khai trong giấy khai sinh của chị.

 

Nhưng đến đây cán bộ địa chính của UBND thị trấn Yên Viên trả lời: "Không biết- Đã lâu quá rồi"...cứ thế, cuộc hành trình thầm lặng đi tìm hồ sơ liệt sĩ của cha mình, chị Ngân dành thời gian tranh thủ nghỉ phép năm hay ngày lễ chị dò dẫm thông tin và đi đến các nơi có liên quan mà cha chị đã từng tham gia công tác và có liên quan đến lưu trữ hồ sơ liệt sĩ như Sư đoàn 350 ở TP Ninh Bình (lúc trước là Sư đoàn Bảo vệ Thủ đô Hà Nội); Quân khu Thủ đô (33 - Phạm Ngũ Lão và 14- Lý Nam Đế- Hà Nội); Phòng Quân lực Quân khu III (Thị xã Kiến An-Hải Phòng); Cục Người có công (Bộ Lao động Thương binh&Xã hội); Cục Lưu trữ Trung ương (09-Nguyễn Cảnh Chân-Hà Nội); có lúc nghe tin đồng đội lúc trước đang công tác cùng với cha, chị cũng lặn lội tìm để dò hỏi, như thôn Thanh Lân (nay là thônThanh Đồng) phố Thanh Lân-phường Thanh Trì-Hà Nội để gặp ông Do và có đôi lúc chị "xuôi về Nam" vào gặp ông Nguyễn Sinh Hồng (234/3-đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) để tìm rõ gốc tích cha mình ...chị đi rất nhiều nơi, nghe thông tin ở đâu có người thân lúc trước công tác cùng với cha là chị cất công tìm dò hỏi cho bằng được...

 

Thời gian nghỉ phép hay lễ có hạn nên chị dùng phương pháp gửi thông tin đi tất các địa chỉ qua dò hỏi biết được, gồm ảnh của ông Đỗ Bách Trú; bản tóm tắt lý lịch; danh sách cán bộ kinh tài Phú Yên tập kết ra Bắc; phong bì ghi sẵn địa chỉ để người nhận gửi lại...


Đầu năm 2003, người thân trong tỉnh Phú Yên báo cho chị có thông tin về ba chị, lúc đó tia hy vọng lần nữa nhen nhóm sáng lên trong chị và tháng 5/2003, chị hành hương về lại quê cha. Đó là nơi ba chị được đơn vị điều động trở lại để làm công tác kinh tài sau khi tập kết ra Bắc.

 

Tận dụng khoảng thời gian nghỉ phép ngắn ngủi, không quản nắng, mưa, không quản giờ giấc, chị đi đến nhà  các vị lão thành cách mạng đã có thời kỳ xây dựng và công tác ngành kinh tài Phú Yên như bác Cao Xuân Thiêm (Văn Công) hay bác Nguyễn Hữu Ái (Dư Ái)...chị đi về các khu căn cứ địa cách mạng Phú Yên có mạng lưới kinh tài, như Thồ Lồ; Suối Phẩn; bến Đá; Dốc Mõ... để thu thập thông tin về ba chị.

 

Đến nỗi bác chị, xót cháu phải kêu lên: "Cơm nước cũng chẳng kịp ăn. Mày cứ đi như thế này thì ốm mất con ạ"... Nhưng dường như tất cả những vất vả mà chị đã trải qua đều không mang lại kết quả. Tất cả những câu trả lời mà chị nhận được là những cái lắc đầu hoặc thông tin rất chung chung và mù mờ về ba chịat


Khi cộng đồng chung sức


hdt

Chị Đỗ Thị Kim Ngân  và người thân tại buổi  lễ tưởng niệm.


Trong lúc chị không biết sẽ xoay xở theo hướng nào, tình cờ chị biết được thông tin, tháng 12/2006, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức Triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi B". Nhờ có cuộc Triển lãm ấy mà chị biết được rằng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III lưu giữ hàng vạn hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B từ năm 1959 - 1975.


Niềm tin, một tia hy vọng lại bừng sáng trong chị, ngay lập tức, chị đến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Và thật vui mừng sung sướng khi bên tai chị nghe thấy cán bộ tại Trung tâm thông báo: có hồ sơ của ông Đỗ Bách Trú, bí danh Đỗ Bách Thắng, số hiệu 8043.

 

Chị đã khóc khi cầm trên tay tập hồ sơ của cha chị bao gồm hồ sơ cán bộ, giấy chuyển sinh hoạt Đảng… Nắm chặt tay ông Nguyễn Tiến Đỉnh - Trưởng phòng Tổ chức - sử dụng tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, trong chị dâng tràn niềm cảm ơn sâu sắc đối với những con người ngày đêm lưu giữ những tài liệu có giá trị nói chung và hồ sơ cán bộ đi B nói riêng để không chỉ có chị mà nhiều cán bộ, gia đình có người thân đi B được trải qua những cảm xúc đáng nhớ và hạnh phúc như chị.


Với những hồ sơ, kỷ vật mà Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp và những thông tin chị thu thập được từ các nguồn, ngày 19/9/2008, chị đã gửi toàn bộ tài liệu có liên quan đến cha chị lên Sở Lao động Thương binh&Xã hội tỉnh Phú Yên.

 

Chị Ngân cho biết nếu không có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cộng đồng như các anh, chị đang công tác tại Sở Lao động Thương binh&Xã hội tỉnh Phú Yên, hay  anh Cường- Quản trang nghĩa trang liệt sĩ Đông Tác; anh Nguyễn Hoài Sơn- Liên hiệp Hội Phú Yên; chị Cao Thị Hiền Lương (Bưu điện tỉnh Phú Yên); chị Nguyễn Thị Kim (Phường Phú Đông-TP Tuy Hoà)... nhiều và nhiều người thân quen khác, thì khó có kết quả mỹ mãn như ngày hôm nay.


Còn chúng tôi muốn nói rằng, với tấm lòng hiếu thảo của chị đã trở thành hiện thực, xin được tạm gọi là "Hành trình hơn một phần ba thế kỷ năm tìm mộ liệt sĩ" được khép lại bằng buổi lễ tưởng niệm trang trọng và gắn bia ghi danh cho Liệt sĩ Đỗ Bách Trú, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đông Tác do Sở Lao động Thương binh&Xã hội tỉnh Phú Yên tổ chức vào ngày 25/5/2009 .


HDT

Toàn cảnh buổi  lễ tưởng niệm liệt sĩ Đỗ Bách Trú.


Liệt sĩ Đỗ Bách Trú (Đỗ Minh Long; Đỗ Bách Thắng), sinh 4/4/1936. Số hiệu quân nhân: 8043, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (chính thức 14/9/1960). Quê quán: Xóm Sủng, thôn Phước Hậu, xã Hoà Kiến, TP Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.Năm 1950-1954, tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương. 1955: Tập kết ra Bắc (theo đơn vị 103 thuộc tỉnh đội Phú Yên). 1955-1960: Tiểu đội trưởng , ở đại đội 9, tiểu đoàn 2,  trung đoàn 94, thuộc  sư đoàn Bảo vệ Thủ đô 350. 2/1960-4/1963: Chuyển ngành sang Bộ Ngoại thương, là nhân viên Xuất nhập khẩu Tổng Công ty Vận tải Ngoại thương Đường bộ. 4/1963-4/1965: Trưởng trạm Kho Vận Quốc tế thuộc Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản Thực phẩm. 14/4/-27/5/1965: Về Ban tổ chức Trung ương và có quyết định đi B, theo khối kinh tài TW. 10/1965: Về đến Phú Yên, làm UV Ban Kinh tài tỉnh ( công tác cửa khẩu Y12 tại Hố Dong, dốc Gò Sân, xã Hoà Quang Bắc, huyện Phú Hoà, tinh Phú Yên). Chiều ngày 26/5/1966: Trên đường đi làm nhiệm vụ, bị địch phục kích, trúng đạn tại cầu ông Trế, thôn Mỹ Thành, xã Hoà Thắng, huyện Phú Hoà và sáng ngày 27/5/1966 đã hy sinh tại nhà ông Nhàn (cơ sở cách mạng) cách cầu ông Trế khoảng 300m, thi hài được chôn tại gò. 6/8/1984: Mộ được qui tập về nghĩa trang Đông Tác-TP Tuy Hoà-Phú Yên (khu C: Liệt sĩ vô danh). 25/5/2009: Mộ liệt sĩ Đỗ Bách Trú, được Sở Lao động Thương binh&Xã hội tỉnh Phú Yên,  làm lễ tưởng niệm và gắn bia ghi danh.

Bafi vaf ảnh: Huỳnh Đức Thế
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hơn 30 năm đi tìm mộ cha

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI