Hơn 100 ăn xin quấy nhiễu khắp sân chùa
(19:49:08 PM 18/06/2011) Ngày 8/2 (14 tháng Giêng Kỷ Sửu), các ngôi chùa lớn tại TP.HCM như Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi (Q.3), Phước Hải (Q.1), Việt Nam Quốc Tự (Q.10), chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) đông nghẹt người đến cúng Phật, cầu an nhưng vẫn tồn tại tình trạng ăn xin và sách tử vi bói toán lấn vào tận sân chùa. Ngày rằm, ăn xin được tiền triệu Tại chùa Việt Nam Quốc Tự, ngay từ sáng sớm tấp nập khách mang hoa quả và nhang đèn đến bày lễ dâng cúng, mua chim, cá phóng sinh, xem như hành thiện ngày đầu xuân. Đến tận 21h00 tối cùng ngày, lượng người đổ về ngôi chùa này vẫn còn rất đông, làm ách tắc giao thông cả một đoạn đường 3/2 (Q.10). Bác Ngọc Thu (Phường 1, Q.10) cho VTC News biết năm nào bác cũng đến chùa cầu mong Phật phù hộ độ trì để quanh năm bình yên. Theo nhận xét của bác Thu thì năm nay, tình hình an ninh trật tự tại chùa Việt Nam Quốc Tự đã được cải thiện hơn rõ rệt. Cách tổ chức cho khách thập phương vào thắp nhang có trật tự hơn, không còn tình trạng khói nhang mù mịt như những năm trước. Tuy vậy, tệ ăn xin và việc bán các loại sách bói toán, tử vi, tướng số vẫn tràn ngập các ngôi chùa lớn ở TP.HCM, đặc biệt là tại chùa Việt Nam Quốc Tự, gây khó chịu cho rất nhiều khách thập phương. Tại chùa này, đội quân ăn xin rất đông đảo, kéo dài ngay từ cổng chùa, vào bãi giữ xe gắn máy, sân chùa hay thậm chí vào đến tận sảnh chính điện của nhà chùa. Ngay cả tại khu vực chính điện của chùa Việt Nam Quốc Tự cũng tràn ngập cảnh ăn xin tràn lan (Ảnh: N.D).
Ăn xin ngay tại cổng ra vào...
Trong tối 8/2, ước chừng có đến hơn 100 người tham gia vào đội quân này. Họ chèo kéo dai dẳng để xin tiền khách thập phương, hay bán vé số, bán các loại đồ lưu niệm… Hầu hết họ đều còn trong độ tuổi lao động và đến từ một số tỉnh miền Trung.
Chị Ngọc (một người đã gần 10 năm bán hoa và nhang tại ngôi chùa này) cho biết rất ít người trong số họ chịu lao động kiếm sống. Còn lại chỉ bám trụ lấy ngôi chùa này, dựa vào sự thương hại của các phật tử để sống qua ngày.
Cá biệt, một số người đi ăn xin trong dịp Rằm tháng giêng có thể kiếm được từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng/ngày.
Sách bói toán bày bán thả phanh
Điểm đáng lưu ý nữa là trong ngày 8/2 xuất hiện tình trạng sách tử vi, bói toán, tướng số, mê tín dị đoan bày bán sát chính điện của ngôi chùa này. Chị Lê Thị Hoa, một người bán sách bói toán tại đây cho biết, chị đã được nhà chùa cho phép bán tại vị trí này.
Thế nhưng, tiếp xúc với phóng viên, thầy Thích Như Hòa – Trụ trì chùa Việt Nam Quốc Tự khẳng định: Nhà chùa chưa từng đồng ý cho các hoạt động buôn bán các loại sách nhảm nhí diễn ra trong khuôn viên tôn nghiêm của chùa.
Sách mê tín dị đoan, tử vi, tướng số được bán một cách công khai tại những nơi tôn nghiêm như tại chùa Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: N.D). |
“Cách đây vài ngày, chúng tôi đã làm việc với các cơ quan chức năng với đề nghị giữ gìn an ninh trật tự thật tốt, nghiêm cấm các hoạt động ăn xin và mua bán sách mê tín trong khuôn viên nhà chùa.
Thế nhưng, khi nhà chùa quá tải khách đến lễ thì tình trạng đâu lại vào đấy. Có lẽ cơ quan công an chỉ chú trọng đến nạn ăn cắp, giựt đồ nên không thể dẹp dứt điểm những tệ nạn nêu trên…”, thầy Hòa phân trần.
Đến ngày rằm, người ta đi chùa, lễ Phật, cầu mong Phật phù hộ độ trì để quanh năm bình yên; và cũng tin rằng những lời thành tâm ấy được chứng giám.
Thế nhưng, rõ ràng các dịch vụ lợi dụng lễ hội tăng giá, tệ nạn ăn xin tràn lan đeo bám phật tử, mua bán sách dị đoan, lợi dụng đông người trộm cắp móc túi tại nơi tôn nghiêm là những hành vi cần sớm được các cơ quan chức năng chấn chỉnh kịp thời.
(Theo VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.