Hồi ức người quay phim chiến trường Điện Biên Phủ
(19:47:17 PM 18/06/2011)
"Lòng chảo lúc đó ngổn ngang như nghĩa địa bởi xác người và xe tăng. Những đường hào zíc zắc nhìn từ trên xuống cũng thấy cháy đen thui...", NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh, người tham gia quay những thước phim chiến trường Điện Biên Phủ kể.
Chiều 5/5, trong căn nhà ở khu tập thể Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh hồi hộp nhớ lại hình ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 55 năm. Khi đó, ông mới 22 tuổi, người thấp bé, quần áo bộ đội đều phải cắt xén mới mặc vừa.
Được tham gia lớp quay phim, chụp ảnh chỉ 15 ngày nên mọi kiến thức khác, người nghệ sĩ đều phải học lỏm từ những thợ ảnh ngoài phố. Nhóm quay phim của ông chỉ được cấp phát chiếc Paillard Bolex 16 ly của Thụy Sĩ (loại gia đình có điều kiện kinh tế dùng quay chơi) để tác nghiệp. Phim được cấp it, nhóm quay phim liên tục phải kêu gọi anh em góp tiền mua. Bấm cảnh quay nào đều phải cân nhắc vì sợ lãng phí.
Nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Ngọc Quỳnh kể lại câu chuyện cảm động ghi lại những hình ảnh ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại nhà riêng. Ảnh: Hà Anh. |
Hồi đó, nhóm quay phim chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chỉ có bốn người gồm đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi - quay chính; Ngọc Quỳnh và Quý Lục - phụ quay và Nguyễn Sinh làm nhiệm vụ vác máy. Đầu năm 1954, những chàng lính trẻ này hành quân theo đại đoàn 308 vượt qua vực sâu, núi cao của đại ngàn Tây Bắc. Qua Lũng Lô, Pha Đin vút thẳng lên cao cuối cùng đoàn làm phim cũng đến được vòng vây của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Theo ông Quỳnh, khó khăn nhất với nhóm quay phim chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là làm sao bảo vệ được chiếc máy quay. "Cẩn thận nhất vẫn là anh Quý Lục, dùng gạo rang khô để chống ẩm cho máy. Mỗi khi có bom đạn dội xuống, anh lại giấu máy ôm vào lòng. Cách bảo vệ đó khiến máy quay 16 ly khi kết thúc chiến dịch vẫn không gặp bất cứ sự cố nào", ông Quỳnh hào hứng nói.
Với tốp quay phim ngày đó, hồi hộp nhất vẫn là thời khắc chuẩn bị nổ súng. Tháng 3/1954, bộ đội đánh đồn Him Lam mở màn chiến dịch. Diễn biến trận chiến hầu như trong bóng tối. Ông Quỳnh cho hay, mỗi khi pháo dội cháy sáng ông cùng những đồng nghiệp lại nhanh tay bấm máy, chớp được khoảnh khắc những khẩu pháo 105 ly hay giàn pháo thần kỳ của ta nã vào lòng địch.
Ngồi kể câu chuyện vài chục năm trước, đôi mắt người nghệ sĩ gần 80 tuổi hấp háy niềm vui. Chốc chốc, người bạn đời của ông chạy từ trong nhà ra để được thêm một lần nghe câu chuyện hào hùng mà chồng bà cùng những người đồng đội đã làm được.
Ông Quỳnh bảo, trong những trận đánh ở chiến dịch, kỷ niệm ông nhớ nhất khi đứng quay ở khu đồi phía Đông. Đứng trên các đồn bốt ở đây, ông cùng quay phim Lợi và phụ quay Lục có thể nhìn thấy toàn cảnh lòng chảo Mường Thanh. "Lòng chảo lúc đó ngổn ngang như nghĩa địa bởi xác người và xe tăng. Những đường hào zíc zắc nhìn từ trên xuống cũng thấy cháy đen thui...".
Chàng trai Nguyễn Ngọc Quỳnh đứng phía cuối cùng (áo sẫm màu) cùng đồng đội tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Có kinh nghiệm chiến trường, ông Quỳnh xung phong trinh sát đi tìm các vị trí quay phim thích hợp nhất để tránh bị địch phát hiện. Bom đạn nổ vang trời. NSND Ngọc Quỳnh cùng đồng đội phải leo lên nhiều nóc hầm để lia máy xuống. "Đi đâu, chúng tôi cũng như kiềng ba chân để truyền hơi ấm và sức mạnh cho nhau. Mỗi khi bấm máy, tôi và Lục luôn đứng bên cạnh động viên để sao anh Lợi có những thước phim giá trị nhất...", ông Quỳnh nói.
Khi quay những cảnh đầu hàng và đồn bốt của địch cháy cảm thấy tự hào và phấn khích bao nhiêu thì gặp anh em đồng đội của mình nằm tử nạn tại chiến trường lại cảm thấy đau xót bấy nhiêu. Ông Quỳnh nấc từng hồi khi kể về những người đồng đội chưa một lần biết tên.
"Dưới chân lô cốt của địch, mấy chiến sỹ của ta bị thương đang quằn quại đau đớn khiến tôi bật khóc. Không biết làm gì để cứu chữa, tôi gọi anh em đồng đội để đưa họ ra tuyến sau để băng bó. Mấy chục năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại hình ảnh đó không sao cầm được nước mắt", ông kể. Trên gương mặt người nghệ sĩ gần qua tuổi 80, những giọt nước mờ đục lăn dài trên gò má nhăn nheo.
Trong một lần đi quay tại chiến hào của địch vừa giành được, một loạt pháo sáng bỗng dội đến khiến ông Quỳnh ngất lịm. Khi tỉnh dậy, toàn thân ê ẩm, miệng đầy đất cát. Phải mất hơn hai tiếng sau ông cùng đồng đội mới lết ra được ngoài.
Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: quandoan1. |
Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu, 50 hộp với hàng nghìn thước phim sống động đã được những nhà quay phim chiến trường ghi lại. Những cuốn phim tư liệu sống này theo chân đạo diễn Tiến Lợi sang Trung Quốc tráng và làm hậu kỳ.
Nửa năm sau, dưới tán rừng Việt Bắc, những thước phim Điện Biên lần đầu được mang ra phục vụ công chúng. 55 năm trôi qua, giờ đây mỗi khi xem lại, ông Quỳnh và những người đồng đội đều nhớ như in những cảnh đó được quay ở thời khắc nào. Những thước phim quý giá ngày đó chứa đầy máu và nước mắt.
"Sung sướng nhất vẫn là quay cảnh chiến sỹ của ta cắm cờ trên nóc hầm của tướng Đờ Cát. Họ hò hét sung sướng, Còn tôi cảm thấy tự hào vì mình là một trong những người ghi lại thời khắc lịch sử đầy ý nghĩa này", ông Quỳnh nói.
Gối đã mỏi, mắt không còn tinh như chàng thanh niên thủa nào nhưng ông vẫn ước ao lại có dịp quay trở lại chiến trường xưa để chứng kiến những thay da đổi thịt nơi đây. "Điện Biên, Điện Biên - hai tiếng thiêng liêng đó lúc nào cũng trong ký ức của tôi", ông cười rạng rỡ.
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.