Họa sĩ Trần Trưởng và một cõi xương rồng
(19:42:20 PM 18/06/2011)
Hoạ sĩ Trần Trưởng tại xưởng… xương rồng
DUYÊN KIẾP XƯƠNG RỒNG
Đến nhà hoạ sĩ Trần Trưởng, tôi có cảm giác “gai” người vì bị xương rồng vây tứ phía; xương rồng trực diện, xương rồng nghiêng nghiêng, xương rồng liếc xéo, xương rồng với dáng dấp của những phụ nữ đợi chồng bên bờ biển, quỳ lạy, lả lơi… Đủ mọi cung bậc tình đời đã được chàng hoạ sĩ nghèo mà thừa thãi khát vọng này “đưa vào” xương rồng để giải bày với thế giới.
Đam mê hội hoạ đến quên cả bản thân đang ăn gì, mặc gì; thiếu thốn từ nhỏ nhưng trước sau Trần Trưởng vẫn khoái chơi chất liệu “tốn kém” là sơn dầu với tông màu mạnh, góc cạnh đến tức thở.
Đã bước vào tuổi 50, trải 30 năm cầm cọ với đủ mọi đề tài, tác phẩm của Trần Trưởng đã để lại một ấn tượng sâu lắng trong hoạ giới và công chúng miền Trung. Thế nhưng, nhắc đến Trần Trưởng, người ta nghĩ ngay đến một nghệ sĩ múa cọ chuyên “trị” xương rồng. Cũng như nhiều hoạ sĩ có chút “trường trại”, Trần Trưởng ôm giấc mộng khôn nguôi với những đề tài trừu tượng và những phong cách “hoành tráng” để chinh phục công chúng. Nhưng rốt cùng sao phải là xương rồng mà không là thứ gì khác ám ảnh anh?
Trưởng phân trần: “Quê tui là xứ cát, đẻ ra tui đã thấy cát chạy, cát bay, cát đẩy, cát xoa dịu bao nỗi lòng… Vẽ lung tung xèng, bôi không biết bao nhiêu mảng màu, mòn không biết bao nhiêu cây cọ, tui vẫn thấy bức bí trong lòng. Thế nhưng khi chạm đến xương rồng, tui bỗng thấy như được an ủi, như đủ đầy, giàu có nhất trần gian; vậy là xương rồng, xương rồng và xương rồng!”.
Trần Trưởng tâm sự : “Thực ra, xương rồng đã hiện trong tranh tui những ngày đầu còn học hội hoạ ở Nha Trang nhưng lúc đó hình như tui chưa biết xương rồng là… chính tui! Mấy năm trở lại đây, càng thêm tuổi, càng nặng suy nghĩ và rồi chợt nhận ra chỉ có xương rồng mới là nơi giải thoát của cuộc đời “bôi màu” của mình…”.
Cũng như nhiều họa sĩ “vùng xa” khác, việc đưa tranh tiếp cận với công chúng và giới sưu tập có tiềm lực luôn là mơ ước khó thực hiện đối với một họa sĩ nghèo như Trần Trưởng…Nhấp chén rượu quê, Trần Trưởng… gằm, gừ : “Có đói chết, tui cũng chỉ vẽ xương rồng!”.
Rồi anh chuyển sang nói chuyện tiếu lâm: “Một thằng bạn muốn thiết kế cho trang web để giới thiệu, quảng bá bán tranh giúp nhưng cái tên tui mà viết không dấu (trantruong- PV) thì rất dễ bị hiểu… lầm à !”.
Một số tranh xương rồng của Trần Trưởng
HIỆN BÓNG CON NGƯỜI
Trần Trưởng cưới vợ sớm và một bầy con gần nửa tiểu đội đã làm anh giằng xé bao ngày với nỗi lo cơm áo gạo tiền, cho con ăn học, nuôi con lớn khôn. Trưởng làm không thiếu nghề gì, từ cuốc ruộng, đi biển, đào vàng, tìm trầm, ngồi mẫu cho sinh viên vẽ.
Cũng đã có hồi, Trưởng dứt áo đi kiếm sống ở Sài Gòn, phụ giúp mảng mỹ thuật cho một doanh nghiệp của người bạn, cũng đỡ ngặt cho gia đình một đoạn. Thế nhưng tiếng gọi của những doi cát, dãi cát, rừng cát trùng trùng vùng biển Đông Tác quê hương đã hút anh trở về.
Trưởng tâm sự: “Có đói chết cũng trở về, ở Sài Gòn tui không vẽ được ”. Thế mới biết, người nào lỡ bị dòng máu nghệ sĩ ấp ủ quá nóng thì việc không sáng tác được coi như là rồi đời! Trưởng trở lại quê nhà phụ vợ làm nước mắm, làm tất cả mọi có và không liên quan đến nghề hoạ sĩ của mình để chắt chiu tập trung sáng tác trong sự bủa vây của đội tàu há mồm!
Họa sĩ Lê Đức Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật VN tại Phú Yên, nhận xét: “Cây và hoa xương rồng có lẽ không là hình ảnh xa lạ trong tranh của các hoạ sĩ Việt Nam; thế nhưng lấy xương rồng làm đối tượng chính, xoi mói đến từng cái gai, sắc thân, cánh hoa xương rồng thì tôi biết chỉ có hoạ sĩ Trần Trưởng ở xứ Tuy Hoà - Phú Yên. Nhưng đóng góp độc đáo của Trần Trưởng là ở chỗ: trong tranh xương rồng của anh luôn hiện bóng con người với tan man cung bậc đủ mọi chiều kích của suy tư, khát khao, lạnh lùng-bốc cháy,… Kiên gan và dữ dội như xương rồng mới trụ được trên cát bỏng và đâm hoa đẹp nhường kia! Dù cuộc sống quá chông gai nhưng với xương rồng, tôi nghĩ Trần Trưởng đã chọn đúng lối đi nghệ thuật của đời mình.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.