Hãi hùng công nghệ trồng rau muống
(19:43:11 PM 18/06/2011)
Pha nhớt thải và nước rửa chén
Được ông chủ tên T., chuyên đi thu gom rau đồng ý, PV đã cùng đi thu gom rau từ các làng rau muống ở Bình Mỹ (Củ Chi), Đông Thạnh (Hóc Môn) và khu Gò Sao (Q.12) để giao cho các công ty, xí nghiệp. Từ đây, PV làm quen được với một số người dân có thâm niên trong nghề trồng rau muống với mục đích ghi nhận “công nghệ” trồng rau muống của họ. Trong các mối cung cấp rau của T., PV "kết bạn" được rất nhiều, nhưng trong đó H. ở khu Gò Sao (P.Thạnh Xuân, Q.12) là người có thâm niên nhiều nhất trong nghề trồng rau muống.
Pha thuốc với nước - Ảnh: Hoài Nam
Nhớt thải và nước rửa chén
H. và vợ từ Thanh Hóa vào TP.HCM mướn 6 công ruộng trồng rau muống từ 10 năm trước. Những năm đầu, vợ chồng H. sinh hoạt tại chòi lá sát với ruộng rau, nhưng 3 năm sau đã tậu được một miếng đất và thêm một năm nữa thì xây được căn nhà cấp 3, có diện tích gần trăm m2 và đón hai con từ quê vào ở ăn học. Hỏi về chuyện trồng rau, H. nói gọn: "Cứ khoảng 16 đến 20 ngày là thu hoạch một lứa, nhưng có 4 công đoạn để bón các loại thuốc". Khi được hỏi thuốc gì thì H. chỉ cười, bảo "đó là bí quyết của dân trồng rau".
Để nắm bắt cho được quy trình làm rau muống của H., cứ vài ngày tôi lại ghé cùng H. "nói chuyện về rau". Cứ thế, sau nửa tháng tôi phát hiện quy trình làm rau muống sử dụng thuốc "đa năng".
Theo H., rau muống chỉ phải cấy một lần gốc, rồi cứ thế thu hoạch. Nhưng từ khi "kích hoạt mau ra rễ" đến khi thu hoạch phải học thuộc 4 công đoạn "đánh thuốc" (hay gọi là tưới, phun, xịt) cho rau theo trình tự: gốc rau mới cắt xong, đợi cho nhú mầm sẽ tưới lên một lớp nhớt thải của xe máy pha nước rửa chén. Sau một ngày tưới nhớt, các loại phân kích thích gốc, rễ, mầm, chồi và các loại thuốc sâu được hòa chung để tưới thêm. 5 ngày sau, các loại thuốc như mềm cọng, dưỡng cọng, mập cọng, đẹp lá... tiếp tục được sử dụng (nếu có sâu sẽ đánh thêm thuốc sâu).
Trước khi thu hoạch 3 ngày, một loại thuốc "siêu vượt" sẽ được tung vào ruộng rau, nhưng đây vẫn chưa phải là lần cuối, bởi buổi chiều cắt rau thì buổi sáng họ sẽ tưới thêm một lớp mỏng thuốc gọi là "đánh trắng rau"...
Mặc dù nắm bắt khá tường tận về quy trình làm rau muống nhưng để kiểm chứng thực tế, một ngày khác tôi tiếp tục đeo bám H. ra tận ngoài ruộng rau. Vừa trò chuyện với tôi, H. vừa xách can nhớt thải có màu đen óng ánh chiết ra chiếc ca nhựa rồi đổ vào thùng (loại thùng sơn nước). Tiếp đến H. lấy can có chứa nước rửa chén cũng chiết ra nửa ca rồi đổ vào thùng. Dùng ca khuấy đều hai chất "đen", "vàng" này với nhau, H. múc nước cặn đen xì ở rìa ruộng rau đổ vào thùng. Dùng ca khuấy đều lên rồi cứ thế H. cầm ca múc từng tí nước tổng hợp ở trong thùng té đều khắp ruộng. "Dùng nhớt thải và nước rửa chén trị bọ rầy cực kỳ hiệu quả", H. khoe.
Phun bằng máy ở Bình Mỹ (Củ Chi, TP.HCM) - Ảnh: Hoài Nam
Thuốc "đa năng"
Cứ như vậy, H. tưới nhớt thải đến đâu vợ H. dùng một cây gỗ lớn kéo lần lượt cho mầm rau nằm xẹp xuống ruộng đến đó. Thấy lạ, tôi hỏi tại sao phải kéo để mầm rau nằm xẹp xuống, H. giải thích kéo như vậy thì mầm rau nào cũng ngấm nhớt đều.
Thực hiện việc tưới nhớt xong, H. tiếp tục đến mảnh ruộng mới tưới nhớt trước đó một ngày để làm công đoạn của bước 2. Tại đây tôi thấy H. lấy 3 chai thuốc sâu từ trong bịch bóng màu đen cùng với 3 gói thuốc gì đó bỏ vào thùng. Sau đó H. múc nước vào thùng và khuấy đều lên tạo thành thùng thuốc đa năng, rồi lần lượt múc từng ca tưới lên ngọn rau. Cứ mỗi thùng (khoảng 20 lít) tưới được một mảnh ruộng ước chừng hơn 100m2.
Xong bước 2, lại tiếp tục đến mảnh ruộng mà ngày hôm trước tưới lần 2 để "đánh" thuốc lần 3. Ở mảnh ruộng này rau đã lên cao trên 25 cm, H. dùng "tổ hợp" thuốc mềm cọng, mập cọng, trắng cọng, dưỡng lá, diệt sâu bọ...
Tưới xong mảnh ruộng này, H. đến mảnh ruộng kế tiếp để... tưới thuốc lần 4. Rau ở đây đã non mởn, lá, cọng rất đẹp và bắt mắt, nhưng H. bảo 3 ngày nữa mới đến lượt cắt, vì vậy "hôm nay phải sử dụng viên độc". Vừa nói H. vừa xé vỏ giấy lấy ra một viên thuốc to như viên C sủi bỏ vào thùng. "Viên này rất hiệu quả, chỉ cần đánh buổi sáng là buổi chiều toàn bộ lá rau dựng ngược lên để vượt. Sau 3 ngày không cắt kịp phần ngọn sẽ cuốn lại. Vì vậy khi đánh thuốc là phải cắt bằng hết", H. nói. Giải thích xong H. bỏ thêm một số gói thuốc khác vào thùng rồi múc nước đổ vào, viên thuốc "siêu vượt" kia sủi ùng ục. H. đợi cho tan đều rồi múc từng ca tưới lên rau.
Tưới xong thuốc đợt 4, tôi cứ tưởng đây là công đoạn cuối cùng, nhưng H. bảo còn phải tưới thêm một lần thuốc nữa cho ruộng rau cắt vào buổi chiều. Nói rồi H. lấy kéo cắt một gói thuốc nhỏ xíu, cỡ 5x4 cm, khoảng 10g bỏ vào thùng. Múc nước đổ vào thùng và tưới xong, H. mới tiết lộ đó là thuốc "tốt lá, sáng màu...".
Chứng kiến H. sử dụng nhiều loại thuốc cho các công đoạn trồng rau muống tôi không khỏi rùng mình. Nhưng ám ảnh nhất là viên thuốc "siêu vượt" được H. sử dụng cho ruộng rau chuẩn bị thu hoạch và loại thuốc "tẩy trắng" rau có tên gọi là "mo". Tôi không tin viên "siêu vượt" kia có thể khiến cho độ tăng trưởng "vượt bậc" như lời H. nói nên buổi chiều đã lẻn ra ruộng kiểm chứng lại thì quả thật, cả ruộng rau lá đều dựng đứng bên dòng nước sền sệt đen xì.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.