Hà bá nuốt đê
(19:40:15 PM 18/06/2011)
“Hà bá” đã nuốt hàng ngàn m3 đất, cát .
Theo thống kê của UBND phường Phú Thịnh, cung sạt lở dài khoảng 200m, sâu vào bãi thượng lưu từ 80 - 100m, sạt lở và tụt xuống 1,5 - 2m, đỉnh cung sạt cách chân đê 30 - 40m. Với tổng diện tích sạt lở khoảng 3.000m3, thuộc bãi chứa vật liệu của 3 hộ là bà Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Ngọc và Khuất Ngọc Quang.
Vụ sạt lở làm hư hỏng 3 nhà tạm, 8 khẩu băng chuyền, 3 máy bơm hút cát, 2 máy xúc, 1 xe máy cùng một số vật dụng gia đình và hàng nghìn m3 cát bị cuốn xuống sông Hồng…
Tại vị trí xảy ra sạt lở, những khối đất lớn bị sụt xuống sông, còn lại hố sâu hoắm, những ngôi nhà bị cuốn xuống sông chỉ còn trơ lại ít mái nhà, tường gạch đổ nát, máy móc thiết bị nằm chỏng chơ. Cây cối tại đây cũng nghiêng ngả. Bãi sạt lở nhìn rõ những rãnh nứt dài cả chục mét, sâu từ 3 – 4m, miệng có chỗ nứt rộng 2m.
Qua tìm hiểu của PV chiều ngày 19.10, nhiều người dân trong Khu dân cư Phú Mai, phường Phú Thịnh khẳng định: "Trước đó tình trạng khai thác cát bừa bãi tại khu vực này đã xảy ra hiện tượng sụt, nứt ảnh hưởng đến sự an toàn của con đê. Tuy nhiên, người dân đã nhiều lần phản ánh đến các cấp chính quyền nhưng vẫn không giải quyết (?!)".
Trước đó vào năm 2007, kè Hồng Hậu cũng đã được kè hộ chân. Đến thời điểm hiện nay, sự cố kè bị sạt lở đã khiến chân kè trôi, hư hỏng trong tình trạng báo động. UBND TX Sơn Tây nhận định, cần kè hộ chân gấp để giữ an toàn cho tuyến đê xung yếu Hữu Hồng.
Trong báo cáo số 235 (ngày 18.10) của UBND Thị xã Sơn Tây gửi UBND TP Hà Nội còn nêu rõ nguyên nhân: “Do các hộ kinh doanh tự chất cát sỏi lên đỉnh kè và bãi thượng lưu với số lượng quá lớn. Việc chất nhiều tải cát lên đỉnh kè của các hộ dân đã được UBND Thị xã và Hạt Quản đê điều Sơn Tây – Phúc Thọ lập biên bản nhiều lần nhưng các hộ dân vẫn cố tình vi phạm.
Liệu chính quyền có làm ngơ (?!)
Về sự cố sạt lở kè đê Hồng Hậu, thuộc địa bàn Phường Phú Thịnh, Sơn Tây, ông Đỗ Văn Cửu - Chủ tịch UBND phường Phú Thịnh cho biết: Trên địa bàn phường hiện có 9 hộ kinh doanh cát sỏi với 11 bãi không có hợp đồng. Nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do các hộ dân ở đây tự ý kinh doanh cát sỏi, chất lên đỉnh kè, bãi thượng lưu với số lượng quá lớn cùng với việc vừa qua xảy ra mưa lớn, dòng chảy mạnh đã làm sụt lún chân đê.”.
Điều đáng nói là việc các hộ dân tự kinh doanh khai thác đất, cát trái phép tại khu vực đã diễn ra nhiều tháng qua, người dân cũng đã nhiều lần phản ánh. Nhưng khi nói đến việc xử lý thì lãnh đạo phường đưa ra câu trả lời: “Phường cũng đã kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt nhiều lần song chưa xử lý dứt điểm được…”.
Ghi nhận của PV tại hiện trường, dù chính quyền địa phương đã huy động lực lượng công an, bảo vệ 24/24h, đồng thời yêu cầu các hộ dân phải di dời máy móc, phương tiện và giải phóng số cát còn tồn đọng khỏi khu vực sạt lở. Nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm người dân hiếu kỳ, bất chấp nguy hiểm tập trung để “ngắm” sự cố…
Được biết, vào ngày 18.10 sau khi xảy ra sự cố sạt lở, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có công điện khẩn yêu cầu, UBND thị xã Sơn Tây triển khai ngay việc di chuyển toàn bộ người, tài sản, phương tiện ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ giúp Hà Nội về giải pháp xử lý khẩn cấp sự cố trên, đảm bảo an toàn đê điều và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Sự cố sạt lở tại kè đê Hồng Hậu hiện đã được sự quan tâm, chỉ đạo hướng khắc phục của thành phố. Tuy nhiên, hiện tượng sạt lở vẫn đang tiếp diễn rất phức tạp, đe dọa đến sự an toàn của tuyến đê Hữu Hồng… Người dân địa phương sống trong sự lo lắng và đặt câu hỏi: Không hiểu tại sao khi chính quyền biết rõ việc khai thác cát trái phép nhưng không những không xử lý triệt để mà còn “lơ” đi, để đến khi sự cố xảy ra mới “nhớn nhác” đi tìm cách giải quyết?
Một số hình ảnh về sự cố hà bá nuốt đê chụp chiều 19/10:
Những vết xé dọc kéo dài
Một ngôi nhà bị “hà bá” nuốt dở.
Hà bá đang ăn máy...
Cây cối, máy móc đều bị “hà bá”… ngoạm
Sạt lở tiếp tục đe dọa.
Người dân bất chấp nguy hiểm, cố vớt vát vật dụng máy móc bên miệng “hà bá”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.