Gặp nghệ nhân Nhã nhạc cao tuổi nhất ở xứ Huế
(19:43:25 PM 18/06/2011)
Đối với nghệ nhân này, việc lưu giữ, bảo tồn Nhã nhạc-di sản phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận là truyền thống của gia đình, dòng họ trong suốt cả thế kỷ qua. Bên lề Festival Huế, phóng viên Đài VOV đã có dịp gặp cụ Lữ Hữu Thi, nghệ nhân cuối cùng trong đội nhạc Hoà thanh dưới thời vua Bảo Đại. Ít ai ngờ rằng căn nhà nhỏ số 200 Đặng Tất (xã Hương Vinh, thành phố Huế) lại là nơi ở của nghệ nhân Lữ Hữu Thi, nghệ nhân Nhã nhạc Huế cao tuổi nhất và cũng là nghệ nhân cuối cùng của đội nhạc Hoà thanh, dưới triều Vua Bảo Đại năm xưa. Nơi đây hằng tối vẫn vang lên tiếng nhạc cung đình, khi cả 4 thế hệ trong gia đình này quây quần lại bên nhau, gảy lên những nốt nhạc hồn xưa nơi xứ Huế…
Ở tuổi 101, cụ Lữ Hữu Thi vẫn minh mẫn kể lại chuyện xưa
Ở cái tuổi xưa nay hiếm, giọng cụ vẫn sang sảng, ánh mắt vẫn tinh anh, minh mẫn khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Trong câu chuyện với chúng tôi, cụ kể cụ đến với Nhã nhạc cung đình Huế từ năm lên 4 lên 5 tuổi.
Gia cảnh bần hàn, nên ông thân sinh ra cụ kêu các con học nhạc cung đình (Nhã nhạc) biểu diễn, phụ thêm gia đình để kiếm sống.
Với chất giọng Huế nằng nặng, cụ kể: “Gia đình bần hàn phải đi học nghề biểu diễn. Mãi mới có bữa cơm ăn. Đàn bà có việc đàn bà, đàn ông có việc đàn ông. Học nghề gian khổ lắm. Ông thân sinh ra tôi bắt học thuộc cái bài. Học chưa thuộc thì chưa được ăn. Cha mẹ tôi cũng không có tiền mà cho con đi học. Học A, B, C chi rứa. Hai ba ngày thuộc rồi lại học bài khác. 8-9 tuổi thì học đánh trống…”
Trong một lần đến biểu diễn ở cung An Định, tiếng đàn, tiếng sáo của cụ đã được hoàng tộc triều Nguyễn để ý. Cơ duyên ấy đã đưa cụ đến với đội nhạc Hòa Thanh và gắn bó với đội nhạc cung đình cho đến ngày vua Bảo Đại thoái vị.
Cụ Lữ Hữu Thi và cụ Trần Kích
Ở Huế, nói đến nghệ nhân Nhã nhạc, hiện người ta chỉ còn nhắc tới cụ Lữ Hữu Thi và cụ Trần Kích. Thực ra, so về tuổi đời và tuổi nghề, thì cụ Lữ Hữu Thi có phần “nhỉnh” hơn cụ Trần Kích. Cụ Lữ Hữu Thi vốn nổi tiếng ở Huế với tài chơi đàn nhị và kèn bóp. Cái tài ấy đã nức tiếng xứ Huế và cũng là “cái vốn trời cho” giúp cụ nuôi sống gia đình vượt qua những thời điểm bần hàn.
Sáng sáng, việc đầu tiên của cụ Thi khi thức dậy là quấn một điếu thuốc lá cuộn để hút. Còn đến chiều cụ lại thắp nhang cúng Tổ nghề. Đó là thói quen ngót nghét hơn 80 chục năm nay, là cách tri ân với Tổ nghề, với dòng họ.
Nói chuyện với chúng tôi, cụ không ngừng kể lại chuyện xưa với một trí nhớ minh mẫn thật đáng nể. Cụ Lữ Hữu Thi kể: Từ bận vào đội nghi lễ Hoà Thanh, tập luyện với những nghệ nhân khác trong đội, cụ gắn bó với Nhã nhạc luôn từ ấy. Theo cụ, cái khó nhất để “thành tài” là học được các “nghi lễ” cung đình, vốn rất cầu kỳ và phức tạp.
“Nghi lễ đấy được rèn dữ lắm. Tôi bận một cái áo, bịt một cái khăn sao cho nghiêm chỉnh. Đứng thế nào cho ngay hàng thẳng lối. Nhiều khi đứng đúng chỗ tổ kiến thì mần răng không được nhúc nhích. Ối chao ôi cực lắm, khổ lắm”. Cụ Lưu Hữu Thi kể. “Diễn 7h thì mình phải tới lúc 5h30. Đúng 6h phải ra đứng trình diễn rồi. Phải đứng 1h đồng hồ nào là chuột chạy, kiến cắn cũng không được nhúc nhích. Nhiều khi 7h, ngài mới đi ngang qua một chút. Lúc ấy phải nói ơn ngài rồi mới được đi vô trong đó”.
Hơn 80 năm gắn bó với Nhã nhạc cung đình Huế, ở tuổi 101, cụ vẫn ngày ngày dạy các con cháu học Nhã nhạc. Trong gia đình cụ, đã có tới 4 thế hệ gắn bó với cái nghiệp này. Ngoài nghệ nhân Lữ Hữu Viên (con trưởng của cụ), cụ còn có 3 người con khác gắn bó với Nhã nhạc Huế. Đấy là chưa kể đến mấy người cháu cũng yêu Nhã nhạc, gắn bó với Nhã nhạc cung đình. “Tôi có chừng nào thì để lại cho con cho cháu chừng nớ chứ để làm chi”. Cụ nói với chúng tôi như vậy.
Trong căn nhà nhỏ ấy, ban ngày, các cháu đi học, đi làm, thì đến tối, cả gia đình lại quây quần học Nhã nhạc. Học đến đâu-sai đến đâu, cụ sửa đến đấy.
Cụ sửa các âm điệu sai, bắt con cháu hò lại theo âm điệu đúng của lời của nhạc….
Nếu thời gian và sức khoẻ cho phép, cụ vẫn đến nhà hát Duyệt Thì Đường để dạy các nghệ nhân ở Nhà hát. “Tôi còn sức, là tôi còn dạy” - cụ nói.
Anh Lữ Hữu Ngọc, cháu đích tôn của cụ cho biết hiện nay các con anh đã làm quen với Nhã nhạc, yêu Nhã nhạc như cha, ông mình. Cháu lớn đã đánh được mấy bài. Cháu gái thứ hai cũng đã hiểu được Nhã nhạc, ca được một vài nốt… “Đam mê nghề nghiệp là một phần. Phần còn lại mình muốn bảo tồn dòng nhạc yêu thích của gia đình. Gia đình họ Lữ này sống với nhã nhạc vì thế tôi muốn bảo tồn nghề cha truyền con nối” - anh Lữ Hữu Ngọc tâm sự.
Rời căn nhà nhỏ ở đường Đặng Tất trong cái nóng oi ả mùa hè xứ Huế, chúng tôi nhớ mãi hình ảnh cụ ông với chòm râu trắng bạc phơ với giọng nói sang sảng đặc trưng của xứ Huế. Mái tóc bạc bay phất phơ trong gió, nhịp sênh, phách vẫn đều tay…
Chợt nghĩ, một vài năm nữa, khi bóng dáng những nghệ nhân Nhã nhạc này không còn, đó quả thật sẽ là những mất mát không nhỏ với những ai yêu mến Nhã nhạc cung đình Huế-cái hồn của xứ Huế đã được UNESCO công nhận.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.