Gái bản bán dâm giữa rừng
(19:43:57 PM 18/06/2011)
Gái bản xuống núi bán tình rong
Quốc lộ 7 từ Thanh Sơn (Phú Thọ) đi Cò Nòi (Sơn La) dài 160km, xuyên qua những cánh rừng già, những ngọn núi với những đèo dốc quanh năm chìm trong sương trời mây núi.
Chúng tôi đi xe máy đến địa phận huyện Bắc Yên (Sơn La) thì bóng tối đã tràn ngập khắp các thung lũng. Chiếc đèn pha mờ tịt bởi sương đêm, nên những kẻ “hành khất” chỉ dám đi lò dò và căng tai nghe tiếng động cơ từ phía trước vọng lại. Thỉnh thoảng lại có chiếc xe tải chở sắn, ngô, gỗ lậu ì ạch, lắc lư thùng xe mỗi khi leo dốc, cua tay lái.
Những ngôi nhà tạm của công nhân bỏ hoang dọc Quốc lộ 7 ven sông Đà, đoạn qua huyện Bắc Yên, là nơi bán dâm của gái bản.
Chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi trên cầu Tạ Khoa. Giữa vùng đất thâm u này, duy nhất trên cây cầu Tạ Khoa có ánh sáng rực rỡ. Cầu Tạ Khoa không những là cây cầu đẹp bắc qua sông Đà mà còn là một di tích lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Xưa kia, nơi đây đã có nhiều thanh niên xung phong ngã xuống do bom đạn khi làm công tác vận chuyển lương thực, súng ống bằng thuyền, phà lên Điện Biên Phủ.
Đang đứng trên cầu, dõi theo những ánh đèn lập lòe như đom đóm của dân thuyền chài dưới lòng sông, thì bỗng có tiếng động cơ xe Minsk giảm ga rồi dừng cách chỗ chúng tôi đứng vài mét. Qua ánh đèn cao áp tôi nhận ra người lái chiếc Minsk đó là một anh chàng người H’Mông, vẫn diện bộ quần áo đen. Hai cô gái mặc quần bò, áo ngắn trễ cổ, lộ nửa ngực ra ngoài. Hai nàng đứng bám vào thành cầu ra vẻ ngắm cảnh đêm.
Hai cô gái thi thoảng lại ném ánh mắt tình tứ sang phía chúng tôi rồi lại chụm đầu vào nhau cười rúch rích. Hồi lâu không thấy chúng tôi chủ động, một cô tiến đến, buông lời: “Hai anh vui vẻ không?” Tôi trố mắt ngạc nhiên: “Vui vẻ thế nào?”. Nàng ra điệu cười khẩy: “Nhìn hai anh đâu phải từ trên núi xuống, cứ làm bộ, phát ghét”. Ông bạn tôi ra vẻ sành đời: “Cứ bình tĩnh đã em. Cảnh đẹp thế này mà không ngắm thì phí quá. Có cảnh rồi có hoa thì mới sinh tình chứ”.
Cô kia quay sang nói tiếng dân tộc với xế ôm, tức thì gã rồ ga phóng mất hút vào bóng đêm. Một em giới thiệu tên là Vân, em kia là Thủy, nhà ở thị trấn Bắc Yên.
Đàn ông qua vùng này, đều muốn thưởng thức "hoa rừng".
“Khai thật đi, hai em ở Thanh Sơn phải không?” – ông bạn tôi hỏi. Cô gái giới thiệu tên Vân tỏ ra bái phục vì nói trúng phóc quê của hai người. Vân và cô bạn tên Thủy đều là người Mường, không nghề nghiệp nên tìm về Phố Vàng làm tiếp viên nhà hàng rồi phiêu bạt lên tận Phù Yên, Bắc Yên theo đám lái xe tải đường dài. Mấy năm nay, Quốc lộ 7 nhiều tài xế qua lại, lại thêm lực lượng công nhân đông đảo làm đường, làm cầu, kéo điện cao thế lên thủy điện Sơn La, nên các em “tạm trú” giữa vùng rừng rú này kiếm sống.
Việc chính của các cô gái là ở nhà nghỉ ngoài thị trấn, nhưng việc ở đó ít quá nên thuê xe ôm tranh thủ rong ruổi dọc đường kiếm mấy anh xe tải nghỉ đêm dưới chân dốc mời chào “tàu nhanh”.
Trò chuyện được một lát, hai em giục hồi hồi rồi kéo chúng tôi vào chiếc lều rách nát bên đường, phía bên kia cầu Tạ Khoa.
Anh bạn bo cho mỗi em 5 chục, nhờ em kiếm cho một em Thái hoặc Mông, vừa mới ở trên rừng xuống. Hai cô nàng liền gật đầu đồng ý.
Ba mẹ con cùng bán dâm
Chiếc xe kẹp 4 người rú lên như bà đẻ, phá vỡ khung cảnh yên tĩnh đến ghê người của miền đất thâm u. Đi chừng 8km thì đến địa phận bản Phố, xã Mường Khoa. Phía dưới sông Đà xập xình tiếng karaoke, tiếng máy nổ, tiếng trao đổi, mua bán trên chợ nổi, là những con thuyền buôn lớn. Trên bờ có mấy ngôi nhà tranh vách đất, lập lòe ánh điện hắt ra từ các vách loang lổ. Bên trong ngôi nhà đó có 5 người phụ nữ đứng ngồi lố nhố.
Đợi khách ở bản Phố (Mường Khoa, Bắc Yên).
Thấy chúng tôi vào, người đàn bà béo ú giục các em cùng ra xếp hàng. Mụ ta bảo chúng tôi chọn lấy một em rồi cứ tự nhiên ra ngôi nhà hoang cạnh đó hoặc dẫn lên sườn núi, miễn là đặt cọc lại 100 ngàn. Tôi chọn một em người Thái rồi cùng đi dạo dưới bóng đêm ven sông Đà.
“Em là Lường Thị Hiền, nhà ở bên kia ngọn núi” – Hiền vừa nói vừa chỉ tay sang phía bên kia sông Đà. 17 tuổi, học hết lớp 5 thì bị mụ béo rủ xuống bán hàng. Ban đầu là bán bia ôm rồi sau quen dần thì bán dâm cho khách. Em bảo 4 cô gái vừa nãy có 2 đứa là con đẻ của mụ ta. Mụ đàn bà này tên H.
Mụ H. bị chồng bỏ theo gái. Mụ cũng không kém, ngủ với cả chục ông. Hai cô con gái Thái xinh đẹp của mụ lấy chồng từ năm 16 tuổi, nhưng rồi đều bị chồng bỏ vì thừa hưởng thói trăng hoa của bố mẹ.
Hai chị em (đội mũ lưỡi trai, xóa nhòa mặt) đang tìm khách ở chợ nổi trên sông Đà đoạn Mường Khoa.
Cô út bụng đã to tướng mà không biết là của gã lái xe nào. Trông cái bụng to tướng, có vẻ như sắp đẻ, thế nhưng, theo Hiền, cô nàng vẫn bán dâm đều đặn. Cả ba mẹ con mụ cùng bán dâm tại nhà. Ba mẹ con mụ béo không “làm” hết việc nên tuyển thêm 3 cô gái trong bản nữa. Không những thế, mụ ta còn cung cấp gái mại dâm ở Bắc Yên cho những chiếc thuyền nổi từ Hòa Bình ngược sông Đà lên họp chợ đêm.
Tôi hỏi Hiền có biết con “hát-i-vê” là gì không, em bảo có nghe bạn bè nói nhưng phòng chống thế nào thì em không biết. Đến tiếng phổ thông em nói còn chưa sõi, thì những cách sinh hoạt tình dục an toàn ở phố thị sao em biết được. Hiền cũng kể, cánh lái xe thường nói với em rằng, ngủ với gái dân tộc an toàn tuyệt đối, nên chẳng cần dùng bao cao su.
Hiền năm nay mới 18 tuổi, so với các cô gái trên bản thì em khá xinh. Hơn một năm làm cave Hiền đã khôn ranh hơn các bạn cùng lứa rất nhiều, song có vẻ như cô không biết rằng mình đang bị mụ béo lọc lõi, già đời kia bóc lột, kiếm tiền trên thân xác cô.
Bố mẹ Hiền cũng không hiểu gì cả, thậm chí có nói con gái đi làm cave thì cả bản cũng chẳng biết cave là cái gì, thậm chí, họ còn tự hào đi khoe cả xóm rằng con họ làm cave, mỗi tháng gửi cho bố mẹ bạc triệu.
Làm cave vừa nhàn hạ lại kiếm được nhiều tiền hơn trồng ngô, trồng sắn, nên nhiều cô không muốn về bản nữa.
Hiện tại, ở bản của Hiền cũng có 3 cô gái Thái và 2 cô gái H’Mông đi bán dâm dọc Quốc lộ 37, còn ở cả xã Mường Khoa thì nhiều lắm. Gái bản còn đi theo những chiếc thuyển nổi, vừa bán hàng thuê vừa bán tình ở những vùng đất khác.
Các cô gái ở bản chỉ hơn chục tuổi là bị bố mẹ gả chồng, rồi đẻ con, suốt ngày cắm mặt trên nương trồng ngô, trồng sắn. Làm cave như Hiền còn kiếm được tiền giúp bố mẹ, lại được son phấn, sắm sanh.
Hiền bảo, những đêm chợ phiên thì đông khách làng chơi, nên cả bọn “làm” ở quán không hết việc. Những ngày bình thường thì có mấy tay xe ôm chở các em đi rải cứ như rải trinh thám. Mỗi xe chở hai em, cứ dọc Quốc lộ 7 mà đi, gặp xe tải đỗ ven đường thì gạ bán dâm luôn trên xe, gặp đám công nhân làm đường, đám thợ điện từ vùng xuôi lên, ở trong những chiếc lều lúp xúp ven đường cũng xà vào gạ.
Đám công nhân quanh năm xa vợ nên "khát". Bia rượu vào, họ nổi hứng lên, có khi mụ H. phải huy động hết gái ở các bản làng mới đáp ứng được. Hiền kể đã có lần bị cả chục thằng lao vào cấu xé, sợ quá, bỏ cả quần áo nhảy xuống hồ, bơi đến một chiếc thuyền chài nhờ họ chở về.
Những bóng đèn cao áp vẫn sáng tỏ trên cầu Tạ Khoa. Hiền đứng bám vào thành cầu ngắm sao trên trời, sao xa (ánh đèn thuyền chài) dưới mặt sông. Hiền bảo chả bao giờ có vị khách lạ như tôi, đem gái ra cầu ngắm cảnh.
Chia tay Hiền, cũng đã quá nửa đêm. Cũng chả biết nói với Hiền thế nào. Cái nghề cave mang cho em bạc triệu, còn cuốc đất trồng ngô trên đá, giỏi lắm đủ miếng ăn. Quả thực, chả có lý lẽ gì đưa được Hiền về với bản làng, với những điệu xòe Thái mê đắm lòng người. Nhưng, biết đâu "tử thần" đang đứng chờ em ở đâu đó...
Đêm miền núi liêu trai, trong những chiếc lều tạm bên đường vẫn có ánh lửa lập lòe và những tiếng rên rỉ xen lẫn những tiếng cười hô hố rợn người của những kẻ dâm đãng. Thỉnh thoảng vẫn gặp những chiếc xe Minsk lao xuống dốc và qua ánh đèn pha đỏ quạnh tôi vẫn nhận ra gương mặt sương gió của những bông hoa bản lạc lối.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.