Đùa với tử thần
(19:39:48 PM 18/06/2011)
Phía sau hồ chứa ẩn chứa nhiều nguy hiểm chết người.
Mỗi ngày, có hàng trăm lượt người đi xuồng qua lòng hồ, không chỉ người lớn mà cả người già, trẻ em chen nhau ngồi trên những chiếc xuồng nhỏ tự tạo mong manh với khoang khung gỗ, bê tông hay tấm tôn tự thiết kế có gắn máy nổ cỡ nhỏ cùng với chân lái phía sau.
Nguy hiểm… rình rập
Bất chấp nguy hiểm tiềm ẩn từ các gốc cây, khúc gỗ đã bị chặt nhấp nhô dưới mặt nước lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 đã tích nước vào cuối tháng 9 đang ngập trên diện rộng, các lái buôn vẫn làm nghề đưa đón khách qua lòng hồ. Khu vực xã Đắk Plao thuộc lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 đang chìm trong biển nước, nơi có QL28 là nút giao thông huyết mạch giũa hai tỉnh ĐắkNông và Lâm Đồng, dù nước đang lên nhanh, kéo theo nước từ các sông suối đổ về nhưng vẫn còn nhiều hộ dân đang loay hoay chuyển tài sản vật dụng gia đình đến nơi an toàn bằng những chiếc ghe, chiếc xuồng tự chế.
Anh K’Tình, người dân tộc Mạ đứng chờ lượt đi tâm sự: Từ khi nước ngập đường, việc đi lại làm ăn của bà con khó khăn lắm, chỉ đi được xuồng nên phải chịu thiệt thôi. Bình quân mộĩ ngày có hàng trăm lượt người qua lại đây, người thì đi làm rẫy, người thì qua làng người dân tộc Mông, người thì về Di Linh (Lâm Đồng)…
Mạo hiểm hơn, các chủ xe và chủ xuồng không ngần ngại chở cả xe máy vượt hồ mà không có thiết bị cứu hộ. Mỗi khách đi xuồng mất khoảng 50 - 100 nghìn/người, còn cả người lẫn xe máy giá từ 150 - 300 nghìn. Với chiếc xuồng máy nhỏ không có trang bị cứu hộ, có chăng chỉ là vài chiếc ruột hay vỏ xe cũ nhưng họ vẫn “vô tư” lao đi, mặc cho nguy hiểm từ cành cây, gốc gỗ, đất nhô... Không chỉ riêng trên QL28, những chiếc ghe, xuồng tự chế không đảm bảo an toàn, không trang bị thiết bị cứu hộ còn xuất hiện ở nhiều điểm ngập khác trong khu vực lòng hồ này.
Đừng dỡn mặt với tử thần
Cách đây không lâu, tại khu vực thuộc lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 ngập kéo dài đến địa phận tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra tai nạn lật xuồng, khiến hai người đàn ông thiệt mạng. Tại đoạn ngập QL28 thuộc tỉnh Đắk Nông, có cả một chiếc ca nô với 3 người mặc áo cứu hộ đang trực ở nơi có xuồng chở người qua lại. Anh K’ Bình, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Đắk Glong cho biết đó là đội cứu hộ huyện và Ban quản lý dự án thủy điện 6 phân đi túc trực ban ngày để giúp đỡ bà con, luôn đi theo sau mỗi khi có xuồng rời “bến”. Nhiều người nêu câu hỏi, chỉ có một chiếc ca nô thì làm sao có thể theo chân nếu có 2 - 3 xuồng qua lại một lúc, đó là chưa kể đến việc hết giờ hành chính là nghỉ…
Chỉ tay về hướng chiếc xuồng lớn nhất, dài khoảng 3m, rộng gần 2m đang vận chuyển người lẫn đồ đạc, chị H’Ồng (xã Đắk Plao cũ, Đắk Glong) cho biết: đó là xuồng của ông Chiến, quê Bạc Liêu, sống ở đây đã hơn một năm. Ông đầu tư chiếc máy, xi măng đúc bê tông làm khung dưới, con ông dùng vài miếng ván, ruột hay vỏ xe máy cũ treo lên để chở bà con và đồ đạc qua làng Mông. Lên xuồng chỉ thu tiền tùy theo bà con cho để đổ xăng, có khi miễn phí nếu gặp bà con quen mặt. Chiếc xuồng có vẻ to hơn mấy xuồng lái buôn nhưng nước từ các khe hở của ván lại chảy vào nên mỗi khi nước vào nhiều phải tát nước hết cho khỏi chìm.
Tình trạng dỡn mặt với “tử thần” bởi những chiếc xuồng tự chế vẫn đang tiếp diễn, đe dọa tính mạng của người dân sống trong khu vực thủy điện Đồng Nai 3 thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng.. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần vào cuộc, sớm giải quyết tình trạng trên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.