Dọa kiện UBND xã vì thiếu gái chưa chồng
(19:46:46 PM 18/06/2011)
Mới đây, do bức xúc chuyện con trai mình không lấy được vợ, mấy ông bố bà mẹ kéo lên UBND xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) dọa kiện các lãnh đạo vì tội nối giáo cho giặc. Anh Hoàng Văn Phú, Trưởng Công an xã Đại Hợp, cho biết, dân trong xã có truyền thống xuất ngoại từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Ngày đó, những người xuất ngoại chủ yếu là nam thanh niên có khả năng đi biển. Họ thường đi thuyền dọc ven biển Trung Quốc rồi nhập cảnh trái phép vào Hồng Kông.
|
Hàng chục cô gái xếp hàng cho đàn ông Hàn Quốc chọn. |
Tính đến nay, xã Đại Hợp đã có hơn 3.000 lượt người xuất cảnh và có tới 1.000 người đã xuất cảnh ra nước ngoài. Ngoài những đối tượng xuất cảnh trái phép, đi lao động nước ngoài, số còn lại hầu hết là chị em phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông…
Cả xã Đại Hợp có 2.500 nhân khẩu, có tới gần 700 phụ nữ xuất ngoại lấy chồng. Tuần nào trước cổng UBND xã cũng thay tấm biển mới niêm yết danh sách những cô gái lấy chồng ngoại.
Cứ năm nhiều bù năm ít, tính ra, trong vài năm gần đây, có đến 50 phần trăm phụ nữ đến tuổi lấy chồng đã xuất ngoại tòng phu. Điều đó đồng nghĩa với việc 50 phần trăm số đàn ông ở Đại Hợp có nguy cơ ế vợ, nếu không đi “ăn cỏ đồng khác”.
Có một điều thực tế là sự mất cân bằng giới đang diễn ra rất nghiêm trọng ở Đại Hợp. Các nam thanh niên ở đây rất khó lấy vợ.
Phần lớn thời gian trong năm thanh niên ở Đại Hợp lênh đênh trên những chuyến tàu đánh bắt xa bờ. Chỉ những ngày con nước, sóng to gió lớn là họ ở nhà. Tranh thủ thời gian ít ỏi này họ kéo nhau đi hỏi vợ.
Tuy nhiên, khi đến nhà các cô gái tìm hiểu, bố mẹ các cô đã phục sẵn ở cửa bảo: “Em nó có nơi có chốn rồi, anh đi tìm hiểu chỗ khác nhé!”. Thực tế, con gái họ chưa có nơi chốn nào cả. Những ông bố bà mẹ này nói vậy vì đang nhờ mối tìm cho con gái mình một tấm chồng Hàn Quốc.
Lực lượng công an xã tiếp xúc, tuyên truyền cho các ông bố, bà mẹ về mặt trái của việc lấy chồng ngoại để tránh những "sự cố" có thể xảy ra. |
Để lấy được vợ, thanh niên Đại Hợp phải đi tìm hiểu ở các xã khác, huyện khác. Thậm chí, đã có rất nhiều đám cưới mà chú rể là người Đại Hợp, còn cô dâu ở tít trên Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu…
Mới đây, do bức xúc chuyện con trai mình không lấy được vợ, mấy ông bố bà mẹ kéo lên UBND xã Đại Hợp dọa kiện các lãnh đạo vì tội nối giáo cho giặc. Các cụ yêu cầu không được cho con gái ra nước ngoài lấy chồng nữa.
Anh Hoàng Xuân Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hợp, hiểu tâm trạng các cụ, song nếu không xác nhận cho họ kết hôn khi họ có đủ thủ tục theo luật hôn nhân, họ sẽ kiện anh ra tòa.
Bại liệt, nghiện ngập, phạm pháp cũng OK!
Phần lớn các cô gái ở Đại Hợp cứ 15-16 tuổi là bỏ học, đi tập nấu ăn, đến khi đủ tuổi kết hôn là tậu chồng ngoại. Anh Tiến từng hỏi một cô gái có ý định lấy chồng Hàn Quốc rằng: “Tiêu chuẩn của người đàn ông để em lấy làm chồng là gì?”. Cô nàng lớn lên từ cây lúa, củ khoai này vô tư trả lời: “Chồng phải có lương ít nhất năm triệu một tháng cháu mới lấy!”. Với tiêu chuẩn đó, mấy cô gái quê mùa này không thể lấy được chồng Việt mà phải lấy chồng ngoại.
Những bi kịch đằng sau tình trạng lấy chồng nước ngoài kiểu mua bán được báo chí đăng tải rất nhiều, và được dán ngay trước UBND xã, song các cô gái vẫn ôm mộng xuất ngoại. |
Có một thực tế là đã xảy ra rất nhiều bi kịch và nước mắt xung quanh chuyện lấy chồng ngoại. Trong đám cưới của cô Y. ở thôn Quần Mục, không ít người đã nhỏ lệ xót thương khi chứng kiến cảnh mọi người phải xốc nách chú rể khiêng đi vì cụ bị bại liệt. Rồi cô D. nhắm mắt theo một anh chồng nghiện, từng có tiền án tiền sự, đã từng có bốn đời vợ, một với người trong nước, ba với các cô gái Việt.
Nhiều ông bố bà mẹ vì mong con được lấy chồng ngoại đã cắm” sổ đỏ nhà cửa, bán trâu bò, vay nặng lãi…
Tuy nhiên, theo ông Tiến, đến thời điểm này, chỉ có chừng 10 phần trăm cô gái xuất ngoại lấy chồng đạt được mục đích kinh tế, lại có cuộc sống hạnh phúc, phần lớn là gặp bi kịch. Rất nhiều ông bố bà mẹ vẫn đang ngồi trên đống lửa vì cả năm trời không liên lạc được với con gái.
Nhiều cô gái ở đây biết rằng lấy chồng ngoại không khác gì đem cuộc đời mình ra đánh xổ số. Vậy tại sao các cô gái vẫn nuôi mộng lấy chồng ngoại?
Theo ông Tiến, mục tiêu của các cô gái không phải được sống hạnh phúc với chồng, mà để được sống ở xứ lạ giống như trên phim ảnh. Do đó, chồng có già cả, xấu xí thế nào với họ cũng không quan trọng.
Để lấy được vợ Việt, những ông chồng ngoại này phải bỏ ra một số tiền rất lớn, hàng chục ngàn USD. Mất nhiều tiền, sợ mất vợ, nên họ thường nhốt vợ trong nhà, giữ hết các giấy tờ tùy thân, không cho đi làm.
Những cô gái Việt lấy chồng ngoại thường có toan tính khác, nên không thể chấp nhận cuộc sống như một oshin, do đó, chỉ sống với chồng thời gian ngắn, họ liền tìm cách bỏ chồng, hoặc trốn ra ngoài kiếm việc làm.
Qua thống kê, có đến 80 phần trăm cô gái lấy chồng Hàn Quốc đều bỏ chồng chỉ trong thời gian rất ngắn. Có nhiều vụ mấy ông chồng nước ngoài quỳ lạy van xin các cô gái Việt đừng bỏ mình, song các cô nhất định cứ bỏ, cứ tìm cách trốn.
|
|
Họ thường trốn ra ngoài tìm việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp, hoặc làm thuê trong các cửa hàng. Phần lớn các cô gái Việt làm việc trong các tiệm uốn tóc, làm móng tay, móng chân…Khi kiếm được vài trăm triệu, có được lưng vốn thì họ ra đầu thú với cảnh sát, sẽ được trục xuất về nước.
Có một thực tế, hiện có rất nhiều cô gái từng lấy chồng nước ngoài, sau khi có tiền về nước sống hoang phí, ăn mặc lố lăng, quần áo xẻ trên xẻ dưới, tóc tai, móng tay móng chân nhuộm xanh nhuộm đỏ đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa xóm làng. Lớp trẻ lớn lên, thấy sự hào nhoáng đó lại tiếp tục đua đòi lấy chồng ngoại.
Có một chuyện khá bức xúc với chính quyền xã, đó là hiện tượng sinh con thứ ba diễn ra rất nhiều trong xã. Mỗi năm, có đến cả chục trường hợp sinh con thứ ba. Những trường hợp này thường rơi vào các gia đình đã gả hết con cho người nước ngoài và những gia đình sinh toàn con trai, muốn kiếm thêm một cô con gái để gả ra nước ngoài những mong đổi đời.
Điều buồn hơn là nơi đây đã xuất hiện những đứa con lai không có bố. Cuộc đời của những đứa trẻ này sẽ rất thiệt thòi và nó chính là hậu quả lâu dài của những cuộc tình toan tính.
(Theo VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.