Đổ xô đến nhà 'Thánh cậu' chữa bách bệnh
(19:44:28 PM 18/06/2011)
6h sáng, con đường nhỏ dẫn vào nhà Trịnh Văn Phong (được những người khám bệnh gọi bằng giọng kính nể và sợ hãi là “Cậu”) ở xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, đã tấp nập.
Quanh nhà, các bãi gửi xe kiêm nơi bán hương vàng, đồ lễ đều kín mít. Sau khi vào gửi xe, mỗi người đều đến mua từ 20 đến 50 bó hương cùng với tiền vàng rồi mới vào nhà “Cậu”.
"Cậu" Trịnh Văn Phong 26 tuổi, (áo nâu) bắt đầu hành nghề bốc thuốc từ khi trượt tốt nghiệp lớp 12. Ảnh: Trường Long.
Trong sân nhà, hơn 200 người khách đang ngồi trật tự chờ “Cậu” ngủ dậy. Cũng ngay trong sân, một ngôi chùa lớn đang được xây dở, phía trước là một chiếc két sắt to đùng, trên đề tấm biển “Hòm công đức”. Ở góc nhà, người thân của “Cậu” đang tất bật thu tiền cơm trưa của những người đăng ký.
Đến hơn 8h, một thanh niên dong dỏng cao, mặc áo cà sa nâu, tự xưng là “Cậu” mới trở dậy, mở cửa phòng trong sự háo hức của hàng trăm con người. Sau khi gọi người nhà lấy một cốc sữa, “Cậu” bắt đầu ngồi vào bàn làm việc.
Người mở màn trong buổi sáng hôm đó là một gia đình ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) có cô con gái bị bệnh tâm thần. Sau khi hỏi vòng vo cô bé một lúc, “Cậu” bắt cô bé quỳ trước mặt mình, dùng sợi dây vải màu vàng cột vào cổ cô bé rồi cùng những “đệ tử” đưa em ra trước sân để chữa bệnh.
Tay lăm lăm chiếc gậy gỗ dài chừng 1 mét, viết vẽ chi chít bằng mực đỏ, “Cậu” dùng những bó hương to bằng cổ chân, đốt rồi xông thẳng vào mặt cô bé. Nồng nặc và khó thở, cô gái hét toáng lên, giãy dụa một cách bất lực bởi những cánh tay hộ pháp của các đệ tử đã giữ chặt. Trong khi đó, “Cậu” cười khoái chí bảo rằng “người thường xông hương thì không ai phải sợ, chỉ bị bệnh này thì mới sợ hương thôi”. Cậu cười chừng nào, cô gái càng ho sặc sụa và hét toáng lên vì sức nóng, mùi khói xông thẳng vào miệng, mặt, mũi.
Đốt hương vào mặt cô bé bị bệnh tâm thần để "đuổi bệnh", một trong những chiêu của "Cậu" Trịnh Văn Phong. Ảnh: Trường Long.
Đang xông hương, bỗng “Cậu” thèm thuốc lá, dùng chiếc gậy đập nhẹ vào người một đệ tử hơn mình vài chục tuổi bảo vào nhà lấy gói thuốc. Thấy ông đệ tử cuống quýt, “Cậu” không nhịn được cười và tuôn ra một tràng tiếng lạ khó nghe. Một số người có mặt ở đó thì thầm: Cậu biết nói và nghe được tất cả các thứ ngoại ngữ dù chưa học một lần”.
Sau một hồi xông hương vào mặt, cô bé bị bệnh mệt lử, không còn sức để khóc nữa, “Cậu” cho các đệ tử tiếp tục giữ chặt, xông hương vào chân, tay còn chính mình thì vào nhà gọi những người khác lên bốc thuốc.
Phương thức bốc thuốc của “Cậu” cũng khác người, không cần bắt mạch, không cần khám, chỉ nhìn, nắn và hỏi loa qua xem cần chữa bệnh gì là cho thuốc luôn. Trước khi khách nhận thuốc, “Cậu” không quên dùng tay vỗ vỗ, miệng vừa thổi vừa xuýt xoa vào thang thuốc như thể đang truyền phép thánh.
Hàng trăm người kéo về nhà "Cậu" để mong chữa được các bệnh nan y. Ảnh: Trường Long.
Nhận thuốc xong, những người khách nghèo khổ đều ngoan ngoãn bỏ tiền vào một chiếc hòm "công đức” khác, đặt ngay nơi “Cậu” ngồi. Mặc dù khoản tiền này là tùy tâm nhưng người ít cũng bỏ khoảng 50 nghìn đồng, người nhiều thì vài trăm nghìn đồng, tùy theo số thang thuốc mà “Cậu” ban cho. Chỉ trong vòng buổi sáng, đã có gần 100 người được “Cậu” cho thuốc và bỏ tiền vào chiếc hòm bằng kính.
Những người đến đây tới từ các huyện khác nhau của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Bên cạnh những người dân nghèo cũng có rất nhiều người ăn mặc sang trọng, đánh xe ô tô đến để xin thuốc. Hầu hết họ hoặc người thân đều có có bệnh khó chữa, nhiều người bị bệnh ung thư.
Một số người dân đến lấy thuốc tại đây cho biết, “Cậu” rất thích hỏi về bệnh vô sinh, đặc biệt với phụ nữ. Nhiều chị em phải đỏ mặt trước những câu hỏi của “Cậu” và cách mà "Cậu" cười khoái chí sau những câu hỏi đó.
Chờ đến lượt mình được thầy cho thuốc, một chị phụ nữ đến từ huyện Nghi Lộc (Nghệ An) thở dài, kể: “bố tôi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, bệnh viện đã trả về nhưng vì thấy còn nước còn tát, nghe nhiều người đồn nên cũng thử đi lấy thuốc mà chưa biết kết quả thế nào”. Một số người khác cho biết rằng họ đến đây với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nghe nhiều người đồn thổi thì đi chứ kết quả thì chưa biết.
Ngôi nhà nơi “Cậu” bốc thuốc nằm cách ủy ban nhân dân xã chưa đầy 1 km. Dù lượng khách đến đây rất nhiều nhưng theo như ông Nguyễn Xuân Hồng, phó chủ tịch UBND xã Xuân Thành thì người dân trong vùng này lại rất ít đến nhà “Cậu” để chữa bệnh. Nhiều người ở nơi khác đến đã phải về mà bệnh vẫn còn nguyên.
Phần 2: Chân dung "Thánh cậu" chữa bách bệnh
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.