Đô thị Việt Nam - Quy hoạch vụn, môi trường nát
(19:49:59 PM 18/06/2011)
Ngập lụt đô thị Hà Nội chưa từng thấy trong vòng 24 năm qua, ngập úng nước ô nhiễm, ngập triều thường xuyên ở TP.HCM, bệnh môi trường đô thị ngày một tăng, đôi lúc thành dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, và cả ung thư..., mà một trong những nguyên nhân chính, suy cho cùng là quy hoạch đô thị.
Cơn mưa lớn tháng 11/2008 khiến nhiều tuyến phố Hà Nội thành sông suốt tuần lễ. Ảnh: VNN |
Thành phố Việt Nam - Làng xã sửa sang chút ít
Hiện trạng quy hoạch của thành phố ở Việt
Đô thị hóa của ta chủ yếu là chắp vá, cải tạo hay cải tiến, nâng cấp, hợp thức hóa mà thôi, theo kiểu rượu cũ bình mới: Bình là đô thị rượu là làng ấp.
Chính vì thế mà cơ sở vật chất, đường sá, hệ thống nước cấp, nước thải, rác thải vẫn mang đậm dấu ấn nông thôn làng xã; còn đô thị hiện đại, văn minh thì chưa thấy ló dạng. Tư duy và nếp sống đô thị hiện đại vẫn còn thiếu nhiều lắm.
Quy hoạch là một môn khoa học chuyên sâu. Đó là sự tổng hòa và kết tinh của một số ngành khoa học khác, các yếu tố khác vào trong đó. Quy hoạch đô thị một cách khoa học phải bảo đảm các yếu tố tổng hợp, viết tắt là PEST, bao gồm: P (Politic - Chính trị-Chính sách), E (Environment - Môi trường), S (Social - Xã hội ), và T (Technic - Kỹ thuật). |
Nguyên nhân chủ yếu, trước hết, là thiếu sự hợp tác giữa các quy hoạch ngành liên quan khác. Mà trước hết, quy họach đô thị không hợp đồng chặt chẽ với quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất. Chưa có sự bàn thảo với cơ quan quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý môi trường đất để thống nhất đất ở đâu sử dụng vào xây nhà, đất ở đâu làm đường. Hoặc, xây nhà máy xây ở đâu thì không ô nhiễm môi trường đất, và xác định chợ búa, nhà dân ở trên đất nào thì hợp lý nhất, vị trí đất nào thì đắc địa nhất.
Chính vì vậy mà xưa nay người ta vẫn phải xem đất mỗi khi xây dựng nhà cửa; và cả khi xây dựng đô thị nữa cũng phải chọn đất “nhất cận thủy, nhì cận sơn”, xem thế đất, cảnh quan… Hiện nay, nhiều nhà cao tầng bị sụp, bị lún, nghiêng là hậu quả của xem thường khảo sát địa chất, địa tầng, đất đai khi quy họach. Vùng trũng ngập sâu và sẽ ngập sâu hơn khi khí hậu thay đổi, nước biển dâng, lại quy hoạch phát triển đô thị thì thật là điều khó hiểu…
Người ta có quyền đặt câu hỏi: “Tại sao vùng đất cao ráo, nền chắc, cảnh quan đẹp đẽ ở phía Bắc TP.HCM, xây dựng trên nền đất xám phát triển trên phù sa cổ rất vững chắc, mạch nước ngầm trong, sạch, dồi dào, thoát nước tốt như Củ Chi, Hóc môn, Gò Vấp lại không được quy hoạch thành đô thị mới, thậm chí trở thành trung tâm mới của TP.HCM, hiện đại, rộng rãi…
Làm đô thị mới này, ta có thể chủ động quy hoạch quản lý môi trường ngay từ đầu. Ngược lại, cứ tập trung xây dựng vào quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, nơi đất không có nền, phèn, mặn, úng ngập và nghiêm trọng hơn, chặn con đường thoát nước của thành phố, xóa hồ điều hòa tự nhiên? Cái lợi trước mắt, lợi cho thiểu số người mà cái hại cho toàn cư dân thành phố.
Quy hoạch vụn
Quy hoạch đô thị hiện nay thường đi trước quy hoạch môi trường, đặt môi trường, và sử dụng tài nguyên đất trước một việc đã rồi. Cho nên, hiện tượng ô nhiễm môi trường, đến mức không kiểm soát nổi là lẽ thường tình. Không xảy ra sự cố môi trường, kiện tụng là chuyện bất thường còn xảy ra hàng ngày là chuyện không tránh khỏi.
Quy hoạch khu công nghiệp vào đầu hướng gió chính, quy hoạch khu công nghiệp vào đầu nguồn các con sông là nguyên nhân tất yếu dẫn đến các con sông đã, đang và sẽ lần lượt chết là hậu quả tất nhiên! Quy hoạch khu dân cư cạnh khu công nghiệp hay bãi rác thì ô nhiễm và kiện tụng là điều không tránh khỏi.
Khi quy hoạch, người ta ít tham khảo quan điểm của các nhà khoa học và quản lý môi trường hoặc có thì cũng chỉ qua loa, hình thức. Nhưng tới khi có sự cố, kiện tụng, hoăc bị phê phán gây ô nhiễm thì lại đổ tội cho ông môi trường.
Quy hoạch đô thị hiện hành chỉ nặng về kỹ thuật xây dựng không thôi mà quên cả quy hoạch không gian kiến trúc. Cho nên, nhà ở đô thị chủ yếu là nhà hình ống - toàn bộ nhà giống những cái ống xếp vào nhau, mặt ống ngoảnh ra mặt tiền đường. Nhìn toàn cảnh, từ trên máy bay, người ta chỉ thấy nhà nối nhà, chóp liền chóp. Cho nên người ta có câu: "Em ơi, nhìn xem, Hà Nội chóp”.
Cảnh thường thấy ở TP.HCM mỗi đợt triều cường. Ảnh: VNN |
Quy hoạch đô thị không có sự kết hợp giữa ông xây dựng với ông cấp nước, với ông điện, với ông đường, với ông điện thoại. Cho nên, khi nhà xây xong, phải dời, đường vừa xong lại đào lên, lô cốt cứ thế thi nhau mọc lên. Đô thị xây vào nơi đất trũng không có cách gì để chống ngập; vậy nên ngập thường xuyên là chuyện thường ngày. Hậu quả, thị dân phải gánh chịu chứ ai đâu!
Quy hoạch đô thị hiện nay không mang tính xã hội: Không thực sự phục vụ lợi ích của dân mà chỉ nặng về kỹ thuật quy họach. Có bản quy hoạch nào đã công khai đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của dân đâu?
Có những bản quy hoạch thuê nước ngoài làm, qua hội thảo cho có lệ, rồi xếp ngăn tủ; hoặc có triển khai cũng méo mó… Quy hoạch khu công nghiệp hiện nay một cách ồ ạt mà không quy hoạch nhà ở cho công nhân, bệnh xá, trường học, nhà giữ trẻ cho con em họ. Vì vậy, mà một hệ lụy tất yếu xảy ra là cạnh khu công nghiệp, các loại hình nhà trọ nhếch nhác, lộn xộn đang đà phát triển, lấn át bộ mặt văn minh đô thị, làm cho môi trường tệ hại.
Quy hoạch khu dân cư mà cũng không quy hoạch và xây dựng công trình giao thông, điện nước, nhà giữ xe, câu lạc bộ, công viên, cây xanh. Cho nên một số khu tái định cư, khu đô thị mới dở khóc, dở cười, dây điện lùng nhùng, lằng nhằng ngay trên đầu, mất mỹ quan và dễ gây tai nạn đang là sản phẩm của quy hoạch yếu kém hiện nay.
Sai lầm khó sửa, hậu quả nhỡn tiền
Nghe nói, có chủ trương quy hoạch đô thị đưa về quận, huyện quản lý. Điều này cũng cần suy nghĩ một cách nghiêm túc. Quận có đủ năng lực để quy hoạch và quản lý quy hoạch đó không, khi mà người có chuyên môn vừa thiếu vừa yếu. Quan trọng hơn, là mỗi huyện sẽ có ý tưởng quy hoạch riêng của mình; và như vậy, TP.HCM có 17 quận huyện thì có 17 mảnh khác nhau, tạo nên một tấm áo đô thị chắp vá không giống ai.
Quy hoạch xây dựng bổ sung, cấp phép cho tập trung xây nhà cao tầng quận 1, quận 3 ở TP.HCM, quận Hai Bà Trưng, Đống Đa ở Hà Nội, nơi mà mật độ dân cư, xe cộ và nhà cửa quá dày đặc, sẽ kéo theo hệ lụy: kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường… Đó là một sai lầm khó sửa.
Như vậy, rõ ràng các tiêu chí: Chính sách (P), môi trường (E), xã hội (S), và kỹ thuật (T) trong cụm từ PEST đã không đạt được trong quy hoạch đô thị Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là tiêu chí môi trường, và xã hội.
Sau khi quy hoạch, đô thị xây dựng xong, thì môi trường hứng chịu mọi tai vạ: ngập nước, ngập rác, ô nhiễm không khí, đất và nước. Về tiêu chí xã hội: quy hoạch và xây dựng làm mất lòng dân chúng, người dân phải ở nơi gần ô nhiễm, phải xa nguồn sinh nhai, xa bệnh viện, không có chỗ học cho con, không có chợ chính quy, phải mua đồ ở chợ cóc. Các nét đặc thù văn hóa dân tộc, kiến trúc Việt đã không hoặc ít chú ý trong quy hoạch xây dựng đô thị… Còn tiêu chí chính trị, chính sách cũng chưa thật thỏa mãn theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước.
Rõ ràng, trong quy hoạch đô thị, người ta bỏ qua quy hoạch môi trường, tài nguyên mà mới chỉ chú ý và áp dụng tiêu chí kỹ thuật xây dựng đơn phương. Nhưng khốn thay, tiêu chí này cũng bị vận dụng lệch lạc và khiên cưỡng.
Hiện nay, để bổ sung, người ta có chủ trương lồng ghép quy hoạch đô thị vào quy hoạch môi trường hay lồng ghép quy hoạch sử dụng đất đai. Nhưng trên thực tế cho thấy, cái kiểu “lồng ghép” ấy là hết sức khiên cưỡng, không hiệu quả. Phải chăng, ở đây phải vận dụng phương pháp tích hợp (integrating) mới là hợp lý!
Xin phép nhắc lại quy hoạch là một môn khoa học. Đối xử với nó không khoa học thì hậu quả sẽ nhỡn tiền. Con người, trong đó có chúng ta, đã quá bạc bẽo với môi trường, phá hoại tài nguyên, bạc bẽo với thiên nhiên, mà hiệu quả biến đổi khí hậu đã nhỡn tiền, mưa như trút nước, lũ lụt, ngập úng, bệnh tật, những bất thường đã và sẽ xảy ra, biết đâu một đại hồng thủy trong một tương lai…
Theo chúng tôi, các đô thị, trong đó có TP.HCM, phải sớm có chỉnh đốn quy hoạch, mới có thể có một đô thị văn minh, sạch đẹp, một hòn ngọc viễn đông đúng nghĩa.
GS.TSKH Lê Huy Bá (Viện Khoa học Công nghệ&Quản lý Môi trường, ĐHCN TP.HCM)
(Theo Vietnamnet)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.