»

Thứ bảy, 23/11/2024, 17:20:27 PM (GMT+7)

Điêu đứng vì voọc phá dứa

(19:39:43 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trong khi người dân khẳng định rẫy dứa và cây trồng của họ bị đàn voọc kéo về phá hoại thì chính quyền địa phương (lãnh đạo UBND xã Đại Hồng - Đại Lộc - Quảng Nam ) nói là chưa nghe thông tin về sự xuất hiện của đàn voọc này.

 

vooc[-]pah[-]dua

Một quả dứa non bị voọc bứt đọt.   Ảnh: P.T

 

Nghe thông tin về đàn voọc xuất hiện phá hoại dứa và cây trồng của người dân tại khu vực D7 thuộc địa bàn xã Đại Sơn, nơi người dân xã Đại Hồng , Đại Lộc),  đang canh tác, chúng tôi đã đến tìm hiểu sự việc. Chị L.T.V (người dân thôn Ngọc Kinh Tây, xã Đại Hồng) đưa chúng tôi lên rẫy dứa trên đồi cao, sát với cánh rừng tại khu vực D7, nơi mà theo chị thì đàn voọc thường xuyên về quấy phá.

 

Chỉ cho chúng tôi xem những quả dứa bị vặt gãy, những đọt dứa non nằm chỏng chơ trên đất, chị V. nói: “Hôm qua mưa cả ngày, vợ chồng tôi không lên giữ rẫy nên lũ voọc kéo về phá đấy”. Thấy chúng tôi nghi ngờ do chuột và sóc phá dứa, chị V. liền giải thích: sóc và chuột cũng có phá, nhưng chúng là loài gặm nhấm nên chỉ ăn tại chỗ chứ không bẻ trái dứa ra khỏi cây. Hai loài này cũng ít khi bứt đọt dứa non mà ăn.

 

Theo chị V., từ khi phát hiện tiếng kêu của đàn voọc trên rừng sâu khu D7, chồng chị đã chủ động thuê người phát quang một “đường băng” cách giữa rẫy dứa với bìa rừng để phòng voọc chuyền cành xuống bẻ dứa, nhưng vẫn không ngăn được. “Lũ voọc này dạn lắm. Vợ chồng tôi và một số người có rẫy trong khu vực đã dùng vung nồi gõ và ném đất đá nhưng không ăn thua. Nếu chỉ có mình tôi xua đuổi thì chúng chỉ leo lên cây rồi dùng tay dứ dứ như chọc tức. Có người sợ voọc thù vặt nên không dám dùng gậy xua đuổi” - chị V. nói.

 

Cũng theo chị V., trước đây một tháng, nhiều cây bắp trồng xen trong rẫy dứa của gia đình chị đã bị đàn voọc kéo về bẻ hết trái. Đàn voọc này khá đông, chị cũng không biết được cụ thể bao nhiêu con. Có một số con voọc xám to lớn như một đứa trẻ mẫu giáo. Những con voọc lớn này có thể là con đầu đàn, vì chúng thường leo lên cây cao cảnh giới, nếu bị đuổi thì cũng chờ cả đàn “rút” hết mới đi theo.

 

Nhiều người dân xã Đại Hồng đang làm rẫy dứa tại khu vực D7 và C1 thuộc vùng đất xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc cũng cho biết, liên tục trong nửa tháng qua, tại khu vực này xuất hiện đàn voọc gần 100 con thường xuyên xuống phá các rẫy dứa và cây trồng của người dân. Theo những người trồng dứa tại đây, đàn voọc này cứ quanh quẩn quanh các khu rừng xung quanh rẫy, càng đuổi chúng càng… “thù vặt” nên phá nhiều hơn. Chúng không chỉ bẻ dứa ăn mà còn bứt cả đọt dứa, bẻ cả vườn cây bạch đàn, keo lá tràm, đu đủ… mà dân trồng xen trong rẫy dứa. 

 

Đàn voọc còn kéo vô chòi rẫy để xới tung cả bếp tro, đập bể vung nồi để tìm thức ăn. Nếu không có gì ăn, chúng leo lên chòi dỡ cả tranh tre ném xuống đất. Anh N.H.T, có vườn rẫy tại khu C1, kể: “Lũ voọc này không chỉ thù vặt mà còn hung hăng lắm. Khi rình xem người dân bẻ dứa chúng cũng bắt chước làm theo, cứ lấy dây rừng quấn ngang bụng, bẻ vài ba quả dứa nhét vào rồi mới chịu đi. Cứ vài ba hôm chúng quay lại phá, giữ cũng không nổi”.

 

Hiện nay, dứa trái tại khu vực rẫy của người dân xã Đại Hồng đang được giá, bình quân 4-5 ngàn đồng/kg. Nhưng voọc cứ về phá thường xuyên nên nhiều người lo thất thu vụ dứa trong dịp tết Kỷ Mão sắp tới. Bức xúc trước việc lũ voọc về phá dứa và cây trồng, một số người bàn nhau tìm cách diệt chúng cho bõ tức. Một số “phương án” đã được đưa ra nhưng dân chưa làm, vì sợ… vi phạm pháp luật. Chị T., người dân trong khu vực cho biết từ khi đàn voọc thường xuyên kéo về quấy phá, chị không dám đi thăm rẫy một mình, bởi đã có trường hợp người đi làm rừng trong khu vực bị cả đàn voọc “hù”.

 

Đáng lưu ý, trong số này, có vài con voọc màu đen, má trắng, đuôi dài, người dân địa phương thường gọi là con “dá hoàng”. Tuy nhiên, theo mô tả của người dân, chúng tôi phỏng đoán là một loài chà vá trong sách Đỏ Việt Nam. Trao đổi với chúng tôi vào chiều ngày 9/11, lãnh đạo UBND xã Đại Hồng cho biết chưa nhận được thông tin về sự xuất hiện của đàn voọc nói trên.

LÊ PHƯỚC LAN NHI/ Báo Quảng Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Điêu đứng vì voọc phá dứa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI