Diệt khỉ độc khát máu ở Nghệ An
(19:38:25 PM 18/06/2011)
Lời đồn “quái vật” trả thù
Nạn nhân đầu tiên nằm trong bản danh sách của loài khỉ này là anh Vi Văn Cứu, ở bản Đốm 2, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, đã bị tấn công khi đi rừng, và bị thương nặng.
Ông Trương Văn Quang và những vết sưng tấy do bị tấn công.
|
Sau đó xuất hiện một loạt vụ tấn công khác. Điển hình như anh Lê Văn Xanh ở bản Phảy, xã vùng cao Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp cùng với ba người anh em trong bản là anh Quang, anh Điệp và anh Bình rủ nhau đi rừng tìm kiếm lâm thổ sản ở khu Huổi Nhọt, cũng đã bị “quái vật” tấn công.
Và chỉ trong vòng từ tháng 9-12/2010, hàng chục người đi rừng ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An khốn khổ vì bị tấn công, hứng chịu thương tích rất nặng.
Theo mô tả của những nạn nhân nói trên, “quái vật” này tựa như con khỉ, hoặc loài đười ươi, có lông màu hung vàng, nặng chừng 35-40 kg, thường bất ngờ nhảy từ trên cây xuống, tấn công vào ngực, chân... người đi ngang qua. Hành động của nó rất hung dữ, chỉ chịu buông tha khi có người khác đến can thiệp.
Trong khi người dân hoảng sợ, các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An hứa "sẽ vào cuộc" và khuyến cáo: “Người dân không nên đi vào rừng một mình, khi đi nhớ mang theo vũ khí sẵn sàng đối phó”. Lời hứa ấy chưa được thực thi thì lại thêm một nạn nhân nữa bị tấn công suýt mất mạng là ông Trương Văn Quang ở bản Muộng, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Châu. Ông bị thương nặng, phải khâu đến 28 mũi và đang điều trị ở nhà bởi những vết cắn vẫn còn sưng tấy, chưa đi lại được.
Một trong những vết thương nặng ở tay ông Đại - người mới bị tấn công ngày 20/12. |
Câu chuyện càng gây xôn xao khi người dân đồn thồi, có thể loài “quái vật” khát máu ấy quay trở lại trả thù. Theo người dân, trước đây, địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An như: Quỳ Châu, Quỳ Hợp…có hàng trăm loài muông thú, nhưng đến thời điểm này với tốc độ phá rừng đến chóng mặt, các loài vật không nơi cư ngụ nên tập trung kéo về trả thù.
Chẳng hiểu thực hư những lời đồn ấy độ xác thực bao nhiêu, nhưng đám trẻ con cứ mỗi khi khóc đều được bố mẹ lấy “quái vật” ra hù dọa đều im thin thít.
Trong buổi làm việc chớp nhoáng giữa phóng viên với ông Lê Đình Bảy - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quỳ Hợp - ông này cũng lo lắng không kém: “Trước khi cơ quan chức năng làm rõ sự việc, người dân không nên đi rừng một mình, không nấu ăn trong rừng”.
Săn “quái vật” giữa đại ngàn
Sau những đêm thức trắng hoảng sợ trước sự xuất hiện đột ngột của loài “quái vật”, cuộc sống của người dân vùng rẻo cao bị đảo lộn; trẻ con, người già, phụ nữ đều không dám lên rừng làm rẫy, không dám ra suối tắm. Mỗi khi người dân có việc cần lên rừng đều phải có nhiều người tập hợp lại dẫn đi.
Không thể để nỗi lo sợ bao trùm, thanh niên trai tráng tại các nơi “quái vật” thường xuất hiện đều chuẩn bị sẵn gậy gộc, kiếm, mác và những cung tên tẩm thuốc độc sẵn sàng cho cuộc trường chinh săn lùng, trừ họa.
Theo chân một số thanh niên lực lưỡng xã Châu Hồng, chúng tôi cơm đùm cơm nắm men theo triền rừng hướng về đỉnh dốc bản Muộng, nơi ông Trương Văn Quang từng bị tấn công, với hy vọng "mục sở thị" và đối đầu với loài “quái vật” khát máu như lời đồn đại của người dân.
Sau hơn 2 tiếng đồng hồ cắt rừng, ngược đỉnh cheo leo trên những đỉnh dốc lởm chởm núi đá, chân tay rơm rớm máu, tới lưng chừng đỉnh dốc, nơi địa điểm ông Quang gặp nạn, một số thanh niên đi cùng đã bắt đầu lo lắng, hoảng sợ và bàn kế… “chuồn”.
Theo quan sát của chúng tôi, hiện trường “quái vật” để lại đã bị tẩy xóa sau những trận mưa rừng, xung quanh cảnh tượng âm u, chỉ nghe tiếng gió rít qua tai, càng khiến cho nhiều người yếu tim đi săn lùng tái mặt.
Sau nhiều ngày săn lùng, dấu tích "quái vật" vẫn chìm lẫn khuất trong cánh rừng già. |
Băng hết cánh rừng này sang cánh rừng khác, hết lội đèo vượt suối, đám trai tráng lăm lăm vũ khí trong tay mệt nhử người nhưng cố bước. Trời xẩm tối, mọi dấu tích của “quái vật” đều mất hút trong cánh rừng già.
Một trai tráng thở dốc: “Nó chỉ tấn công khi thấy một vài người đi chứ không dám xuất hiện đối đầu với đông người như chúng ta. Trời tối, theo tôi mọi người nên về để đảm bảo tính mạng. Ngày mai dưỡng sức đi tiếp”.
Những ngày sau đó, có hàng chục cuộc đi săn lùng của trai tráng nhưng bất thành, dấu tích của loài “quái vật” vẫn chìm khuất trong câu chuyện của một số người bị tấn công.
Lộ diện “sát thủ” giữa rừng già
Trong khi mọi cuộc săn lùng đều không có kết quả thì bỗng dưng “quái vật” lại xuất hiện.
Hai ông Trương Văn Đại, 51 tuổi, người bản Huống và ông Vi Văn Nguyên, 46 tuổi, người bản Muộng, đều xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp như thường lệ đi rừng bẫy sóc, rồi dựng lán trại ở qua đêm.
Đến 6 giờ sáng ngày 20/12, sau một đêm thức căng mắt bẫy thú, ông Nguyên vừa xuống suối rửa mặt, chợt giật mình nghe tiếng kêu thất thanh phát ra từ lán trại, nơi ông Đại đang ở.
Con "quái vật" được treo ngược để người dân chiêm ngưỡng.
|
Chưa kịp định thần, ông Nguyên nhanh tay cầm gậy đến ứng cứu và phang liên tiếp vào “quái vật” để cứu ông Đại. Bất ngờ bị phản đòn, con thú càng hung hãn lao vào tấn công dữ dội. Cuộc chiến không cân sức chỉ kết thúc khi cả hai ông lao vào dùng gậy đánh mạnh vào đầu khiến con thú chết dần.
Triệt hạ được con thú xong, hai ông mới té ngửa ra câu chuyện bấy lâu nay về loài “quái vật” như lời người dân bản trên bản dưới đồn thổi chỉ là con khỉ. Chưa kịp vui mừng với chiến tích thì ông Đại lịm dần vì mất nhiều máu. Ông Nguyên vội cõng bạn mình về trạm y tế xá xã Châu Hồng cấp cứu.
Tại trụ sở trạm y tế xã, ông Đại được tiến hành sơ cứu và rửa vết thương phải khâu 60 mũi. Theo các bác sỹ ở đây, vì vết thương quá nặng nên nếu để lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng, rất may là cấp cứu kịp thời. Sau đó, ông Đại được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị trong tình trạng sức khỏe rất yếu.
Thấy bạn mình tạm ổn, ông Nguyên mới dám hé lộ nguyên nhân bạn gặp nạn, đồng thời, thông báo cho dân bản biết đã thanh trừng được loài “quái vật” hung dữ.
Hàng trăm người dân khắp nơi kéo về xem và trút bỏ được nổi lo bấy lâu nay.
|
Thế nhưng, dân bản bán tín bán nghi, ngờ vực vì thấy ông Đại vết thương quá nặng. Để kiểm chứng, dân bản theo chân ông Nguyên quay trở lại hiện trường. Hàng trăm người reo lên sung sướng, không tin vào mắt mình.
Sau đó con “quái vật” được dân làng khiêng về trụ sở UBND xã Châu Hồng. Nghe tin, hàng trăm người dân xã Châu Hồng cùng các xã lân cận và nhiều người dân tại các xã giáp ranh huyện Quỳ Châu đã kéo đến xem và thở phào nhẹ nhõm, trút được mối họa.
Như vậy, sau nhiều tháng gây kinh hoàng cho người dân tại nhiều xã của hai huyện miền núi Quỳ Hợp và Quỳ Châu, cuối cùng con “quái vật” đã bị “triệt hạ”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.