»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:48:16 PM (GMT+7)

Đi tìm ngôi đền kỳ lạ trong rừng cấm

(19:49:28 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Ngôi đền kỳ lạ giữa rừng thiêng, thờ thần Rừng, thần Rắn và vua La Chí không phải bằng bát nhang, tượng phật, mà bằng những chiếc đầu lâu trâu.

Ngôi đền kỳ lạ giữa rừng thiêng, thờ thần Rừng, thần Rắn và vua La Chí không phải bằng bát nhang, tượng phật, mà bằng những chiếc đầu lâu trâu.

 

Rời nghĩa địa sọ trâu huyền bí ẩn hiện trong rừng cấm, đoàn thám hiểm chúng tôi tiếp tục cuốc bộ sang phía Tây của đỉnh Lủng Cẩu cao vời vợi trong mây mờ.

 

Chủ tịch xã Vương Hữu Sinh dẫn đường đi tìm ngôi đền thờ sọ trâu.

 

Trong cuộc thám hiểm này, chúng tôi mời thêm chủ tịch xã Vương Hữu Sinh làm người dẫn đường và cụ Vàng Dìu Phu, già bản, người nắm rõ nhiều câu chuyện về ngôi đền thờ kỳ lạ trong rừng cấm của người La Chí.

 

Loài cây quý

 

Không có con đường nào vào ngôi đền thờ huyền bí này, bởi 13 năm dân bản mới vào rừng một lần để làm lễ cúng thần Rừng, thần Me Meo (thần Rắn, trông coi rừng thiêng) và vua La Chí. Lối đi sau 13 năm không có dấu chân người đã bị cỏ cây, dây leo bịt lối chằng chịt. Chúng tôi phải bám dây leo mà đi, vừa đi vừa phát cỏ.  

 

Tác giả trong hốc của một cây đa khổng lồ.

 

Trong khu rừng này có một loài cây dây leo mà theo ông Hoàng Dìu Phu, nó được chế thành thuốc cường dương cực tốt.  

 

Những thân dây leo dài đến vài trăm mét, quấn từ ngọn cây đa này sang ngọn cây đa khác. Ông Phu kể rằng, xưa kia, đỉnh Lủng Cẩu là nơi ở của vua La Chí. Ông đã biến cả ngọn núi này thành vườn cây, mà toàn là đa, cùng với loài dây leo là một vị thuốc quý, để ông bồi bổ sức khỏe, lấy sức chiều chuộng các bà vợ.

 

Chủ tịch xã Vương Hữu Sinh để chai rượu dưới gốc cây đa, chắp tay khấn vái, nội dung lời khấn là xin vua La Chí và các thần linh cho thuốc về chữa bệnh.  

 

Khấn vái xong, ông vác dao chặt một đoạn cây dây leo to bằng bắp chân. Mỗi lần bổ dao vào, nước từ thân dây leo lại tứa ra, phụt thành tia. Chặt đứt thân dây,  một thứ nước đỏ như máu lẫn bọt khí chảy thành vũng dưới đất.

 

Khi ông Sinh chém vào thân dây leo lạ này, thứ nước đỏ phun ra.

 

Theo ông Sinh, thứ cây này đem sao vàng, hạ thổ, ngâm rượu uống thì cực khỏe. Cũng theo ông, không thấy ở nơi khác có loài dây leo này. Ông biết nó là vì một lần sang Trung Quốc, thấy các thầy thuốc bên đó thu mua với giá rất đắt để chế thuốc bổ dương, tăng cường sức khỏe.  

 

Tận mắt ngôi đền

 

Vượt qua khu rừng đa với dây leo chằng chịt, đền thờ sọ trâu hiện ra trước mắt. Ngôi đền nằm giữa khu đất trống, khá quang đãng.  

 

Đứng trước nhà thờ, phóng tầm mắt ra bốn phía, thấy núi rừng trùng điệp, đỉnh nọ nối tiếp đỉnh kia, chìm lẫn trong mây mù.

 

Ngôi đền thờ các vị thần trong rừng cấm của người La Chí.

 

Đây là ngôi đền thờ thần Rừng, thần Rắn và vua La Chí, một vị vua chưa hề được biết đến trong sử sách, chỉ có trong những câu chuyện truyền miệng của người La Chí mà thôi.  

 

Nói là đền, song thực tế nó rất đơn sơ. Ngôi đền giống một ngôi nhà sàn nhỏ, nhưng không có vách, tường gì cả. Ông Phu cho biết, trước đây mái đền được lợp bằng những tấm gỗ pơ-mu, nhưng đồng bào La Chí đã hiện đại hóa cho nó bằng những tấm phi-brô xi-măng.

 

Sàn ngôi đền rộng 2m, dài 3m, từ sàn lên mái cao chừng 2m và có 8 chiếc cột. Phía sau ngôi đền vẫn còn những cây nêu mục nát đổ gục, dấu tích được dùng trong lễ hiến trâu cho thần Rừng, thần Rắn và vua La Chí. Ngôi đền này được người La Chí gọi là Khu Cù Tê.

 

Chúng tôi tiến gần đến ngôi đền thì bị ông Vàng Dìu Phu ngăn lại. Ông bảo, đã có người tự tiện trèo lên đền liền bị chết đột ngột, có người bị điên khùng 10 năm chưa khỏi.  

 

Chỉ có ngày cúng thần Rừng, thần Rắn, vua La Chí, tổ chức 13 năm một lần tám ông thầy mo, đại diện cho bốn họ của người La Chí (gồm họ Ly, họ Tận, họ Vương, họ Lùng) gọi là “Pô mìa nhu” mới được vào ngôi đền để hành lễ. 

 

Những chiếc sọ trâu gác trên mái đền để thờ các vị thần.

 

Trong buổi lễ trọng đại đó, họ tiến hành bói xương gà ba lần để chọn ra một thầy cúng làm chủ, gọi là “Pô ừm mia”.  

 

“Pô ừm mia” là người thực hiện chủ yếu các nghi lễ cúng rừng, hiến trâu, còn các “Pô mìa nhu” thì phục vụ lễ cúng.

 

Đại diện các dòng họ và dân làng chỉ được vái lạy từ xa. Những người không có khả năng điều khiển ma quỷ, thần linh như các thầy mo mà xâm phạm vào ngôi đền sẽ bị trừng phạt.  

 

Nghe ông Phu nói thế, ai cũng sợ, không dám lại gần ngôi đền thờ đó nữa.

 

Tôi liều lĩnh trèo hẳn lên sàn ngôi đền chụp hình và phát hiện trên nóc ngôi đền có tám cái đầu lâu trâu, xếp thành hai hàng ngay ngắn.  

 

Thấy tôi tự tiện vào đền, ông Vàng Dìu Phu sợ quá liền quỳ xuống đất chắp  tay vái lạy cúng khấn với thái độ vừa thành khẩn vừa rất sợ hãi.

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy khẳng định, người La Chí định cư ở vùng Hoàng Su Phì và Xín Mần của Hà Giang rất lâu rồi. Ngay cả người Cờ Lao và người Nùng, di cư đến vùng Hoàng Su Phì cách nay 170 năm đã thấy người La Chí định cư ở vùng đất này.

 

Nhà nghiên cứu nổi tiếng người Pháp Anbadie, trong cuốn “Các chủng tộc ở vùng cao Bắc kỳ từ Phong Thổ đến Lạng Sơn”, viết năm 1924, khẳng định: “Người La Chí là cư dân bản địa, thổ dân ở vùng Hoàng Su Phì và Xín Mần đã từ mấy ngàn năm nay".

Còn tiếp…

 

(Theo VTC)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đi tìm ngôi đền kỳ lạ trong rừng cấm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI