»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:17:34 PM (GMT+7)

Đi săn băng tuyết Ô Quy Hồ

(19:37:32 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - - Những ngày đông rét buốt, thay vì du lịch vào Nam tránh rét, thì nhiều bạn trẻ lại có cái thú ngược lên những ngọn núi cao giăng mắc sương mù tê tái lạnh để đi săn băng tuyết.

Chơi[-]đùa[-]giữa[-]băng[-]tuyết[-]trên[-]đỉnh[-]đèo[-]Ô[-]Quy[-]Hồ.

Chơi đùa giữa băng tuyết trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ.

 

Hai đích đến phổ biến nhất của dân đi săn băng tuyết là Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Sa Pa (Lào Cai) với đỉnh đèo Ô Quy Hồ huyền thoại. Thế nhưng, không phải ai cũng có may mắn gặp được băng tuyết. Có người săn đến vài ba lần mỗi mùa đông, có người vừa đến nơi thì tuyết tan... Nhưng càng săn hụt, một số người càng tiếc, càng quyết chí “phục thù”. Và thế là mùa đông nào cũng có những kẻ săn tuyết đổ lên những ngọn núi cao vào ngày giá rét nhất.

 

Tôi cũng đã từng đi săn tuyết như thế. Chẳng phải vì chưa bao giờ nhìn thấy tuyết. Thật tình thì ở Mẫu Sơn hay Ô Quy Hồ chủ yếu là băng đá, thi thoảng mới có tuyết, cũng chỉ là một lớp mỏng đọng trên cành cây ven đường, chẳng thể bằng được những ngọn núi phủ tuyết dày hàng mét ở Châu Âu, hay gần hơn là ngay Trung Quốc. Thế nhưng, cái thú chính là ở chỗ phải đi săn. Mùa đông xứ lạnh, tuyết ngập trắng trời, ra đường là gặp tuyết, nên chẳng còn gì là lý thú, thậm chí còn thấy trở ngại. Nhưng ở xứ nhiệt đới, nơi chẳng bao giờ có tuyết, thì phải đi săn – một cuộc săn đúng nghĩa. Đã bao lần tôi và chúng bạn lao lên Sa Pa và... săn hụt, tiu nghỉu trở về, bởi lần thì trời đổ mưa, lần thì trời ấm lên, băng tuyết tan hết. Cuối cùng tôi cũng gặp được băng tuyết trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ, nhưng không phải do đi săn, mà là tình cờ, trên đường trở về Sa Pa sau cả tuần rong chơi trên những ngọn núi Tây Bắc ở Điện Biên, Lai Châu.

 

Ngày thường, đỉnh đèo huyền thoại cách thị trấn Sa Pa 14km này chỉ có những chiếc xe tải, xe khách chạy tuyến Lào Cai – Lai Châu bò chậm rãi, hiếm hoi mới có một vài lữ khách dừng chân ngắm phong cảnh hùng vĩ vào ngày trời trong. Thế nhưng, vào những ngày thời tiết khắc nghiệt nhất, Ô Quy Hồ nhộn nhịp khác thường. Từng đoàn ôtô, cả xe máy, nườm nượp nối đuôi nhau đỗ dọc đỉnh đèo, nhiều lúc gây ách tắc cả đoạn đường quanh co, hiểm trở. Cái lạnh tới 00C trên đỉnh đèo cao hơn 2.000m đã làm đông cứng những giọt mưa, giọt sương thành băng giá, đọng lại long lanh trên các lùm cây, ngọn cỏ, trên bờ rào, mái nhà và cả trên mặt đường trơn trượt. Những cành cây bám đầy băng, trĩu cong trong giá rét. Những búp non, những bông hoa dại trong veo như pha lê ẩn hiện, lấp lánh trong làn sương mờ. Dù đang lạnh cóng chân tay, nhưng ai cũng hân hoan chụp ảnh, làm dáng bên những bông tuyết lung linh. Những bước chân len lỏi vào giữa bụi cây tuyết phủ trắng xóa, run rẩy sợ làm vỡ tan những nhành cây pha lê.

 

Có cảm giác như đang đứng bên cây thông Noel lung linh giữa xứ ôn đới mịt mù tuyết phủ. Hơi thở buốt lạnh giữa màn sương. Những hạt nước ly ti đọng lại thành tuyết trĩu nặng mi mắt.

 

Ai giỏi chịu lạnh lắm cũng chỉ dừng chân chụp ảnh, đùa nghịch bên những bông hoa tuyết được chừng một vài tiếng, rồi phải hối hả quay về Sa Pa, tắm thuốc nước nóng của người Dao đỏ, quây quần nướng khoai, nướng trứng quanh những bếp than đỏ hồng, nhường lại Ô Quy Hồ cho những người khác đang háo hức lên đỉnh đèo săn băng tuyết.

Theo Ngân Haf/LĐO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đi săn băng tuyết Ô Quy Hồ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI