»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:17:40 PM (GMT+7)

Đi chợ chiếu âm phủ

(19:48:27 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Chợ chiếu âm phủ ở thôn Đồng Bằng (xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) họp từ nửa đêm đến rạng sáng, cứ năm ngày một phiên, chỉ bán mặt hàng duy nhất là chiếu, và người đi chợ hầu hết là nữ.

Chợ chiếu âm phủ ở thôn Đồng Bằng (xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) họp từ nửa đêm đến rạng sáng, cứ năm ngày một phiên, chỉ bán mặt hàng duy nhất là chiếu, và người đi chợ hầu hết là nữ.

Nhộn nhịp chợ chiếu đêm. Ảnh: Kim Dung

Đúng 12 giờ đêm ban quản lý chợ mới mở cổng. Mỗi người một nón, một xe đạp, một cột chiếu cồng kềnh chằng ngang ngửa trên ghi-đông, ai cũng cố nhích lên gần hơn đến cổng chợ vẫn khoá im ỉm. Người đến ngày một đông hơn, tràn ra quá nửa mặt quốc lộ 10.

 

Người ở gần nhất cũng phải cách từ 2 - 3 km, xa hơn khoảng 7-10km. Không dám đi một mình, phụ nữ phải rủ nhau đi thành nhóm, một số dẫn theo cả con.

 

Hiếm khi mới có đức ông chồng đi chở hàng giúp vợ. Chị Trần Thị Mến ở xã An Ninh, cách chợ năm km, tâm sự: “Bình thường chồng vẫn giúp vợ chở hàng ra chợ. Nhưng nhiều hôm anh mải xem đá bóng không đi. Định gọi con trai nhưng thấy nó đang ngủ say, tội quá. Đành đi cùng chị em vậy”. Lúc đi thì đông vui tấp nập nhưng họ ít về cùng nhau. Đêm vắng vẻ, vì mưu sinh nên vẫn phải liều.

 

Chị Trịnh Thị Phường ở xã An Tràng kể, có lần trên đường về qua khu Đồng Cừ, Dụ Đại chị bị đám thanh niên nghiện ngập chặn đường cướp sạch tiền bán chiếu được hơn 500.000 đồng.

 

Từ lần đó chị không dám đi một mình, cứ dệt chiếu rồi gom lại hôm nào có chồng đi cùng mới mang ra chợ. Từng có trường hợp không may bị bọn xấu trêu trọc giở trò.

 

Cái tích của chợ chiếu âm phủ này được bác Trịnh Thị Sáu, 63 tuổi ở xã An Dục giải thích: “Ban ngày do công việc quá bận rộn nên người ta mở chợ đêm để đổ hàng cho các mối lớn mua chiếu thô về in ấn bán lẻ ở các chợ khác.

 

Lâu dần thành quen, bây giờ cũng chỉ đến chợ này bán chiếu mới được giá. Ở làng tôi cũng có vài hộ thu gom chiếu thô của các gia đình nhưng họ mua rẻ quá, thấy không bõ công nên lại phải lặn lội đến chợ chiếu đêm. Biết là vất vả, nguy hiểm, nhưng cái nghề nó buộc phải thế…”   

 

Một ngày trung bình dệt được một đôi chiếu, đến phiên là được năm đôi, chị em ở các làng dệt chiếu thủ công của huyện Quỳnh Phụ lại đến chợ âm phủ để bán.  

Chiếu có nhiều loại, chiều ngang hẹp nhất là 1,2m, rộng nhất là 1,6m, giá dao động từ 110.000 - 120.000 đồng/đôi. Chiếu đẹp (kỹ thuật dệt công phu, cói dài, nhỏ, trắng, có độ bền cao) từ 200.000-300.000 đồng/đôi.

 

Chiếu chắt (cói xấu hơn) chỉ tầm 50.000 - 55.000 đồng/đôi. Chợ họp vào các ngày 4, 9, 14, 19,24, 29 âm lịch mỗi tháng. Mỗi chiếc chiếu, người bán có lãi từ 20.000 - 50.000 đồng.

(Theo Tiền Phong)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đi chợ chiếu âm phủ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI