Đắp chiếu tàu hỏa triệu đô
(19:40:27 PM 18/06/2011)
Các toa tàu Ha Long Express nằm “đắp chiếu” tại nhà máy xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Hồng Vĩnh
Vừa khai sinh đã muốn khai tử
Ha Long Express phải đắp chiếu đã đành, Cty Vận tải Đường sắt Dongrim (một nhà đầu tư Hàn Quốc sở hữu con tàu) đang còn nợ Nhà máy xe lửa Gia Lâm khoảng 3,2 tỷ đồng chưa biết khi nào trả. Khoản nợ này do phía Dongrim thuê Nhà máy xe lửa Gia Lâm (số 551-Nguyễn Văn Cừ-Hà Nội) cải tạo toa xe và sửa chữa.
Ngoài ra, Dongrim còn phải trả một khoản chi phí trông giữ đoàn tàu đắp chiếu khoảng 7 triệu đồng/tháng cho Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Một cán bộ Nhà máy xe lửa Gia Lâm cho biết: “Trước đây, trụ sở Dongrim thuê trong khuôn viên nhà máy nhưng nay đã chuyển về khu vực Trung Hoà-Nhân Chính. Chúng tôi vẫn cử người đến trụ sở Dongrim đòi nợ, nhưng đến nay họ vẫn chưa trả”.
Người ta vẫn chưa quên những ngày đầu tháng 4-2009, ngành đường sắt Việt Nam đã hồ hởi khi có một nhà đầu tư nước ngoài tham gia chương trình xã hội hoá bằng cách đầu tư một đoàn tàu hiện đại, cao cấp, lại chạy trên tuyến đường lâu nay thưa thớt khách.
Lúc đó, không ít quan chức ngành đường sắt đã nhẩm tính về những lợi nhuận mà Ha Long Express mang lại. Nào là công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân (trưởng tàu, nhân viên toa xe, nhân viên kỹ thuật... đều là người Việt Nam); rồi tuyến đường sắt Gia Lâm-Hạ Long sẽ sớm hồi sinh, sôi động và cạnh tranh với ô tô khách cùng tuyến...
Tỉnh Quảng Ninh vui mừng hơn cả vì ngoài đường bộ, nay lại thêm tàu hoả chất lượng cao chở khách đổ về thăm Hạ Long. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 tháng hoạt động (có những chuyến chỉ có vài khách, giá vé khuyến mại cũng khoảng 50 nghìn đồng), đoàn tàu cao cấp chới với và ngừng chạy.
Mới đầu, phía Dongrim chỉ định tạm ngừng đến hết năm 2009, nhưng sau đó lại hoãn lần 2 cho tới tận giờ. Giám đốc điều hành người Hàn Quốc của đơn vị này cũng đã được thay nhiều lần, các cán bộ, công nhân người Việt cũng đã giải tán từ lâu. Hơn 1 năm qua, Ha Long Express nằm buồn tẻ bên cạnh chiếc đầu máy hơi nước cổ lỗ xếp xó trong khuôn viên Nhà máy xe lửa Gia Lâm.
Một chuyên gia ngành đường sắt nói: “Khi phía Hàn Quốc sang đặt vấn đề, tôi đã cảnh báo đây là tuyến đường sắt vắng khách, khó thành công. Tuy nhiên, họ vẫn cho triển khai. Thông tin bên lề cho biết, có thể họ mở tuyến này để phục vụ một dự án đất đai nào đó”.
Đắp chiếu vì thua lỗ
Được biết, dự án lập tàu Ha Long Express được Dongrim đầu tư tới cả triệu USD. Giải thích về nguyên nhân khiến con tàu này đắp chiếu, Phó Tổng GĐ Cty Vận tải Đường sắt Hà Nội - Nguyễn Văn Bính, cho biết: “Chúng tôi được Tổng Cty Đường sắt Việt Nam giao thực hiện ký hợp đồng vận tải với Dongrim. Đơn vị tư vấn là Cty Tư vấn-Đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải thuộc Tổng Cty. Tàu chạy được một thời gian thì vắng khách nên Dongrim xin ngừng chạy.
Chúng tôi đã nhiều lần động viên họ chạy lại cho quen khách nhưng tình hình vẫn không thay đổi vì công tác tổ chức tiếp thị không có. Hơn nữa, có những khó khăn khách quan khiến Ha Long Express vắng khách: Tàu xuất phát từ Gia Lâm, xa Hà Nội; hành trình chạy tàu từ Gia Lâm đi Hạ Long dài, vướng dự án Yên Viên-Phả Lại, Hạ Long-Cái Lân; bản thân ga Hạ Long chưa đủ điều kiện đón khách du lịch; và, từ Hạ Long đến Bãi Cháy lại phải đi xe ô tô, gây tâm lý mệt mỏi cho hành khách.
Theo ông Bính, là đơn vị tổ chức sản xuất, Cty Vận tải Đường sắt Hà Nội muốn Ha Long Express hoạt động để công nhân có việc làm và Dongrim trả tiền cước chạy tàu.
Nói về trách nhiệm khiến đoàn tàu sang trọng này phải ngừng chạy, ông Bính nói: “Do phía Dongrim thăm dò thị trường không kỹ. Những tàu không xuất phát từ ga Hà Nội, khách rất ít”.
Liệu có phải Dongrim lập đoàn tàu này với mục đích làm tăng giá trị cho dự án đất đai nào đó của họ ở Hạ Long? “Thú thật, chúng tôi chỉ được giao khai thác và họ cũng không nói gì chuyện này, chỉ bàn chuyện vận tải thôi”, ông Bính nói.
Đoàn tàu Ha Long Express có 6 toa xe được nhập từ Hàn Quốc, nguyên bản chúng là các toa của tàu điện ngầm, khi chuyển sang Việt Nam được cải tạo lại thành tàu khách chạy trên đường ray. Các toa được trang bị sang trọng có máy điều hoà, ghế bọc da, quầy bar, ti vi LCD...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.