Đào vàng ở đất thiêng Ba Vì?
(19:36:20 PM 18/06/2011)
Làm thủy lợi hay đào vàng?
Ông Đinh Văn Luân, đại diện cho nhân dân các xóm Rùa, Xoan, Muồng Voi ở xã Vân Hòa (huyện Ba Vì, Hà Nội), cho biết, Công ty Cổ phần Xây dựng và Du lịch Bình Minh (Cty Bình Minh) lấy cớ mở rộng khu du lịch Thiên Sơn Thác Ngà đã lấy đất rừng để đào xới, khai thác vàng trái phép. Bùn đất độc hại lấp cả một đoạn suốt vài cây số. “Hai bên là ruộng vườn của chúng tôi… Tôm cá chết. Trâu, bò không có nước uống.”, ông Luân nói.
Một góc đào đãi vàng ở chân núi Ba Vì ... (Nguồn: Báo KH&ĐS)
Địa điểm được bảo khai thác vàng nằm trong dự án xây đắp đập Đồng Xô thuộc xã Vân Hòa, trên diện tích 6,15km2. Sau khi UBND Tỉnh Hà Tây cũ ký quyết định phê duyệt dự án, UBND Huyện Ba Vì cho tổ chức đấu thầu và đền bù, giải phóng mặt bằng. Cty Bình Minh trúng thầu và khởi công công trình ngày 19-10-2010.
Mục tiêu của việc xây dựng công trình hồ chứa nước Đồng Xô là nhằm cung cấp nước tưới cho 61ha đất canh tác, tạo nguồn cho hồ Đồng Xô tưới cho 120ha đất nông nghiệp của xã Vân Hòa, đồng thời cải tạo cảnh quan, giữ độ ẩm cho Vườn Quốc gia Ba Vì.
Tuy nhiêu theo dân địa phương, khi dự án nkhởi động cũng là lúc các điểm khai thác vàng xuất hiện, trải dài từ khu vực lòng hồ chứa nước Đồng Xô cho đến tận chân một hồ chứa nước khác ở phía trên, hồ Vai Xô.
Hoạt động đào đãi vàng diễn ra khá rầm rộ, với nhiều máy xúc, máy đào đãi vàng và lực lượng công nhân đào vàng, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng núi thiêng Ba Vì.
Tuy nhiên, trách nhiệm thuộc về ai đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Theo lãnh đạo VQG Ba Vì thì khu vực dự án xây dựng hồ chứa nước Đồng Xô hiện không thuộc sự quản lý của VQG, do UBND Tỉnh Hà Tây cũ đã có quyết định từ năm 2007 thu hồi gần 300ha dưới đường ranh giới cốt 100 của VQG Ba Vì, giao cho UBND Huyện Ba Vì quản lý Nhưng lãnh đạo UBND Huyện Ba Vì lại khẳng định không có việc khai thác vàng ở đây.
... khiến nước suối Đồng Xô chuyển màu đỏ quạch (Nguồn: Báo KH&ĐS)
Khẩn cấp kiểm tra
Hơn 20 nhà khoa học sau khi nghe nhân chứng ở địa phương trực tiếp báo cáo bằng văn bản và băng video đều nhất trí sớm kiến nghị tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về hiện tượng mà họ cho là cực kỳ nghiêm trọng.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Khoa học&Giáo dục, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đề nghị, trước mắt, Mặt trận Tổ quốc VN sẽ phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức một đoàn khoa học hỗn hợp lên Ba Vì kiểm tra ngay.
Nếu hiện tượng đúng như phản ánh, sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, trong khi bản thân ông, với tư cách là Đại biểu Quốc hội Khóa XII, sẽ đưa vấn đề ra bàn tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khóa XII dự kiến vào cuối tháng 3/2011.
“Nếu sau kỳ họp này không xử lý được, tôi sẽ đề nghị Quốc hội Khóa XIII sẽ làm tiếp”, GS.TS Nguyễn Lân Dũng nói.
PGS.TS Hồ Uy Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực VUSTA, khẳng định: “Tôi đảm bảo rằng VUSTA sẽ cùng Hội đồng Tư vấn của Mặt trận Tổ Quốc và Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam sẽ sớm làm ngày những việc cần làm”, để bảo vệ Ba Vì, vùng đồi núi cổ sinh 250 triệu năm tuổi với hệ động thực vật phong phú và là nơi tâm linh của cả nước.
Theo TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Ba Vì không những là nơi lưu trữ các giá trị về địa mạo, địa chất, về hệ động thực vật phong phú đa dạng quý hiếm, mà còn là một vùng văn hóa cổ đặc sắc của Việt Nam. Quanh Ba Vì có tới trên 300 di tích thờ Tản Viện Sơn Thánh. Văn hóa Việt – Mường – Dao, làm nên bản sắc của vùng đất này hàng trăm năm qua. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.