Đảo hoang hết lạnh
(19:45:16 PM 18/06/2011)
Hòn Nồm giữa. Ảnh: T.H
Chuyến biển cuối năm
Mặt trời ló dạng, mấy ông cháu đã đến điểm cần đánh cá. Ông Sáu cầm lái cho thuyền chênh chếch hướng lưới bủa. Hai đứa cháu, đứa phăn, đứa thả, cứ cách 50 mét có một phao tròn. Sau khi thả lưới xong, ghe chạy chậm lại, thả neo. Ông nói với hai đứa cháu, gió này chắc sẽ trúng. Cận Tết rồi, chỉ cần đánh một mẻ này thôi.
Nhà ông ở đảo Hòn Nồm Giữa, một trong 21 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Nam Du, xã Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang). Cả quần đảo nằm ở vùng biển rộng chừng bốn chục cây số vuông, từ thành phố Rạch Giá ra đây 52 hải lý.
Trong lúc ngồi chờ kéo lưới, giữa sóng biển dập dờn xanh biếc, mấy ông cháu xích lại gần nhau. Ông Sáu nhìn thằng Tư cháu ngoại, nhớ năm mươi năm về trước, ông bằng cỡ tuổi nó, theo cha ra đảo lập nghiệp. Hồi đó, đa số đảo vùng Nam Du không có người ở, nhiều tháng liền ông không thấy người lạ.
Ngày Tết, cha của ông thèm trà quá, phải ra ghềnh hái lá bàng, nướng vàng, nấu nước uống cho đỡ buồn. Bây giờ, năm người con gái của ông giỏi đánh bắt cá và cho ông nhiều cháu ngọai, thành gia đình đông đúc. Hòn Nồm Giữa đã không còn là đảo hoang.
Đúng như dự đoán của ông Sáu, hôm nay mẻ lưới trúng đậm, những con cá bả thú, cá ngân vùng vẫy lấp lánh ánh nước. Thằng cháu cười rộn ràng, chắc phải 50 ký!
Những cưa dân Hòn Dầu. Ảnh T.H
Tình người hòn, bãi
Ngày mùng Một Tết, không khí trên biển Nam Du vui nhộn, ghe thuyền qua lại tấp nập, bà con áo quần tươm tất, trẻ nhỏ xúng xính áo quần mới. Họ bơi xuồng đi thăm mồ mả ông bà, thắp nhang cúng kiếng.
Đã thành tập tục từ buổi sơ khai ở đảo, sáng Mùng Một sau khi cúng ông bà, cư dân hú nhau chạy ghe tập trung ở Hòn Lớn. Bây giờ có điện thọai di động, việc hẹn đầu năm đơn giản hơn.
Từ đó, họ kéo thành đoàn đi đến các hòn đảo có người để chúc Tết nhau. Ở hòn, mỗi bãi cát, ghềnh đá chỉ có một, hai gia đình, con người thương yêu gắn bó với nhau, nên có câu “tấm lòng hòn, bãi” để chỉ sự chân thật, mộc mạc và sâu sắc nơi đầu sóng ngọn gió giữa đại dương.
Trong chén rượu đầu Xuân, người dân hòn, bãi không quên nhắc lại thuở gian nan vất vả khai phá các hoang đảo. Đọng lại sau những những tháng năm cơ cực là việc nuôi dạy con cái nên người.
Ông Phương ở hòn Dầu nhớ lại, Giao thừa 1969, cái Tết đầu tiên ở đảo, hai vợ chồng và hai đứa con đốt lửa suốt đêm, ngồi bó gối nhìn về đất liền. Lúc đó, ông thèm biết bao được gặp người lạ, thèm cái không khí náo nức đón xuân của xóm ấp.
Nhắp cạn ly bia, ông Phương chỉ cậu con trai, tâm sự: “Tôi thấy đời mình ngu dốt nên hứa với lòng bất cứ giá nào cũng cho thằng Du đến trường. Tám năm ròng, cứ sáng thứ hai, tôi đưa nó đi học ở Hòn Củ Trong, chiều thứ bảy chèo thuyền đón về.
Gần chục cây số trên biển, chiếc xuồng chèo của tôi vượt qua mọi sóng gió”. Ông Phương cười tự hào. Những người ngồi quanh cùng chung vui. Hiện thằng Du con ông Phương đã tốt nghiệp cấp 3, làm cán bộ địa chính xã Nam Du.
Ra biển lấy ngày
Đầu năm mới, bà con trên các hoang đảo chọn một ngày khai trương nghề đánh bắt, ra biển thắp nhang cầu Phật Bà Nam Hải, cầu Chúa Hòn. Sau khi thắp nhang, bà con quăng một vài mẻ lưới, cầu mong tổ tiên độ cho quanh năm đánh bắt được nhiều tôm cá, bình yên trong nghề sóng gió. Xong, trở về các đảo, tiếp tục ăn Tết, vui Xuân.
Không như Tết xưa, mấy năm trở lại đây bà con ở các đảo đã hưởng những cái Tết đúng nghĩa. Chưa có điện lưới, họ dùng máy nổ kéo điện hoặc thắp đèn măng sông sáng trưng. Nhà nào cũng có bánh chưng, mứt kẹo, rượu trà, bao tiền đỏ lì xì cho con cháu. Nhiều gia đình, mai vàng nở rộ trước sân và cả trong nhà.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.