Dân buông màn ăn cơm
(19:35:36 PM 18/06/2011)
Khu nhà xưởng của dự án xử lý rác Bỉm Sơn vẫn cửa đóng, then cài suốt nhiều năm nay
Buông màn ăn cơm
Và cũng chừng ấy năm trôi qua là khoảng thời gian mà người dân xung quanh khu vực này phải vật lộn từng ngày với mùi hôi thối bốc ra từ rác.
Theo kế hoạch, đến năm 2005, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn I và đưa vào sử dụng.
Thế nhưng đến nay đã sau 8 năm thi công nhưng dự án mới triển khai được vài hạng mục như tường rào, nhà xưởng… nhưng đang trong cảnh cửa đóng, then cài.
Dự án Xử lý rác thải Thị xã Bỉm Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt từ ngày 1/9/2003, có mức đầu tư hơn 63 tỉ, do Cty CP AE Toàn Tích Thiện (Hà Nội) làm chủ đầu tư.
Bà Hiển phản ánh, muốn ăn cơm thì phải mắc màn
Đặc biệt, các loại ruồi, muỗi đang là “vấn nạn” trong đời sống sinh hoạt người dân.
Đã nhiều lần bị nhắc nhở
Bà Nguyễn Thị Hiểu (60 tuổi), một người dân sống tại xóm Trường Sơn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, bức xúc cho biết: “Ngày nào khi ăn cơm gia đình cũng phải bỏ màn để ngăn ruồi, nhặng bay vào. Bữa nay trời chưa nóng còn đỡ chứ vào mùa hè các chú đến đây mà xem không thể chịu nổi mùi hôi thối”.
Người dân thì hoang mang không biết dự án xử lý rác thải có thành sự thật nhưng với họ đang có một sự thật diễn ra gần chục năm nay là phải sống trong ô nhiễm và bệnh tật. Cũng theo người dân địa phương cho biết, họ đã nhiều lần làm đơn đề nghị chính quyền giải quyết nhưng đến nay câu trả lời mà chúng tôi nhận được là sự im lặng!
Nếu dự án triển khai đúng tiến độ thì đây sẽ là một trong những nhà máy xử lý rác thải rắn đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ hiện đại của Đức. Nhà máy được thiết kế với công suất 100 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, 150 tấn phế thải nông nghiệp và các phế thải từ doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn”.
Ông Thịnh Văn Phong, Trưởng phòng TM&MT thị xã Bỉm Sơn cho biết: “Theo phía chủ đầu tư thì đây là dự án được xây dựng bằng công nghệ của Đức với số vốn dự kiến ban đầu khoảng hơn 63 tỉ đồng, được thi công trên diện tích 100.422m2 tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
Núi rác đã hình thành nhưng chứa thấy Nhà máy hình thành
Được biết, nếu hoàn thành và đi vào sử dụng Nhà máy xử lý rác thải thị xã Bỉm Sơn còn giải quyết vấn đề rác thải cho một số huyện lân cận như Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc.
Đến nay, Công ty đã tìm được đối tác và ký hợp đồng cung cấp công nghệ phục vụ dự án, cam kết đến tháng 10/2010 sẽ khởi động lại dự án và đến quý 1 năm 2012 sẽ đưa nhà máy vào hoạt động.
Trước vấn đề trên, UBND thị xã Bỉm Sơn đã nhiều lần kiểm tra, đôn đốc Cty CP AE Toàn Tích Thiện nghiêm túc thi công dự án nhưng phía doanh nghiệp này vẫn im lặng một cách khó hiểu. Ông Tống Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn bày tỏ, “chính quyền thị xã cũng hết sức bức xúc vì dự án triển khai quá chậm chạp”.
Ngày 18/5/2010 Cty Toàn Tích Thiện đã có báo cáo về việc chậm tiến độ dự án là do việc lập dự án không phù hợp với thực tế địa phương, chưa tìm được đối tác để cung cấp công nghệ xử lý rác thải phù hợp.
Ngày 19/7/2010, Thanh tra Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thanh Hoá, đã ra văn bản kết luận “kể từ khi được thuê đất đến thời điểm thanh tra, Cty CP AE Toàn Tích Thiện chưa thực hiện xong dự án, chậm tiến độ đầu tư dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, vi phạm khoản 12, Điều 38, Luật Đất đai năm 2003”.
Như vậy, đến giờ phút này, sau hơn 8 năm dự án được duyệt Nhà máy xử lý rác thải Bỉm Sơn vẫn chỉ là trong tương lai còn hiện tại người dân đang phải sống trong ô nhiễm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.