Dân Vạn Phú bỏ ruộng tìm trầm
(19:41:30 PM 18/06/2011)
Trầm hương, kỳ nam được tạo thành từ cây dó lâu năm. Ảnh: P.V
Câu chuyện đi tìm trầm kỳ lãi bạc tỷ làm xôn xao xã Vạn Phú nhiều ngày qua. Đâu đâu cũng nghe mọi người bàn tán về những chiếc xe tay ga mới cóng, những ngôi nhà khang trang chuẩn bị mọc lên... Đây là thành quả của chuyến đi tìm trầm ở Gia Lai.
Hàng loạt nông dân xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, do vậy đã không ngần ngại bỏ ruộng nương lên rừng tìm trầm với kỳ vọng đổi đời, sau khi một số người của xã trúng đậm kỳ nam, mà trường hợp của cha con ông Nguyễn Ân ở thôn Tân Phú, xã Vạn Phú, là một ví dụ.
Không phải là dân đi điệu (những người kiếm trầm chuyên nghiệp), song lúc đi đặt bẫy thú tại An Khê, tỉnh Gia Lai, ông Ân tình cờ nhặt được hơn 7 kg kỳ nam, bán cho lái buôn trong huyện Vạn Ninh giá hơn 10 tỷ đồng.
Lập tức, ông Ân dỡ bỏ "tổ ấm" cũ kỹ, cất mới một ngôi nhà ước tính hàng tỷ đồng. Sau khi nhờ xã chuyển giúp bà con nghèo 3 tấn gạo và chia một ít cho bà con xung quanh và lên kế hoạch xây nhà xong, ông Ân đã đi du lịch.
Ngay khi thông tin này lan truyền, một cơn sốt trầm dấy lên tại thôn Tân Phú. Bám theo tọa độ may mắn của ông Ân, 19 người trong làng đã ngược lên vùng núi để đi "mót" và lại tiếp tục thu được trầm, bán tổng cộng hơn 10 tỷ đồng. Chia bình quân, mỗi người được gần 500 triệu đồng. Được đà, thêm 20 người khác lại lên đường tìm loại sản vật quý này, trúng gần 2 tỷ đồng.
Nằm trong nhóm đi "mót", ông Lê Văn Hiền, ở Vạn Phú, Vạn Ninh kể lại: "Bãi mót trầm gần 200 người thi nhau đào tìm cả đêm ngày. Ban đầu nghe nói có người tìm được trầm trong cây dó tươi. Chúng tôi tìm lại được cây dó đó nhưng nó đã được dọn sạch sẽ, chẳng còn gì để mót lại. Về hỏi ra mới biết chính xác là cây dó cho trầm đã mục, bị đổ xuống cách nay hàng chục năm rồi".
4 người nhóm ông Hiền lại tức tốc cắt rừng đi trong đêm từ Vạn Ninh đến xã Tô Kar, huyện Kông Chro (Gia Lai). "Đi được nửa đường, do mệt quá nên cả nhóm nghỉ lại. 3h sáng tiếp tục đi tiếp và 5h thì đụng chỗ trúng trầm", ông Hiền nhớ lại. Nhóm của ông Hiền bán trầm chia nhau mỗi người hơn tỷ bạc.
Ngôi nhà của ông Ân đang xây mới, nhờ vào việc trúng kỳ nam. Ảnh: Nam Điền.
Hiện mỗi đêm, cả trăm người trên những chuyến xe từ huyện Vạn Ninh ngược núi, vượt rừng lên Gia Lai để tìm trầm kỳ. Trong số họ có cả nông dân, tiểu thương, công nhân, cả giáo viên đang nghỉ hè. Nếu Gia Lai không còn trầm, dân điệu cho biết họ sẽ đi tiếp đến vùng đất mấy chục năm trước đã tìm thấy trầm kỳ như Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk, Lâm Đồng… với mong mỏi vận may xuất hiện.
Phó chủ tịch UBND xã Vạn Phú Ngô Hữu Nghiệp cho biết: "Đến thời điểm hiện nay, số tiền trúng kỳ nam đã lên đến hơn 20 tỷ đồng". Vạn Phú là vùng đất trước đây bà con chuyên đi tìm trầm. Tuy nhiên gần 20 năm nay, trầm kỳ khan hiếm nên nhiều người chuyển sang nghề khác, gần đây mới sôi động trở lại
"Người chạy lên, kẻ chạy về. Tay trắng vẫn trắng tay. Của rừng đâu dễ có được mà nhiều nông dân bỏ ruộng đồng để tìm vận may một cách vô định…", ông Nghiệp chua xót. Trong khi đó, những người không đi, ở nhà sản xuất thì hoang mang tiếc nuối và trong lòng luôn tơ tưởng đến bóng trầm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.