Cứu rùa Đồng Mô chậm như rùa!
(19:44:21 PM 18/06/2011)
Nguy cơ tuyệt chủng
Tuy nhiên, GS Hà Đình Đức, một chuyên gia về rùa ở hồ Hoàn Kiếm, lại phủ nhận quan điểm trên và cho rằng, rùa ở Hoàn Kiếm khác rùa Đồng Mô, cũng khác luôn cả rùa ở Tô Châu (Trung Quốc) mà giống một loài rùa ở Thanh Hóa. Hiện 2 luồng quan điểm trên vẫn còn đang gây tranh cãi. Song một sự thật mà nhiều người lo lắng, đó là cả 2 “cụ” rùa ở Hoàn Kiếm và Đồng Mô đều đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.
Ở hồ Hoàn Kiếm, từ đầu năm 2010 đến nay, “cụ” rùa liên tục nổi lên mặt nước. Có thời điểm chỉ 2-3 ngày, rùa lại nổi lên nghĩa là số lần nổi nhiều hơn thời gian trước khá nhiều. Từ hiện tượng trên, có quan điểm cho rằng, môi trường nước ở hồ Hoàn Kiếm bị ô nhiễm, thiếu khí oxy nên rùa phải nổi liên tục. Điều đó đồng nghĩa việc tính mạng “cụ” rùa bị đe dọa. Tại hồ Đồng Mô, tính mạng “cụ” rùa ở đây cũng đang bị đe dọa không phải vì nước ô nhiễm mà là mực nước đang cạn dần do khô hạn.
Theo Ban quản lý hồ Đồng Mô, mực nước chết của hồ là 13m nhưng do khô hạn kéo dài nên nước trong hồ đang cạn từng ngày. Trong khi đó, để đảm bảo mực nước tưới cho hạ lưu, trong tháng này, Công ty Thủy lợi sông Tích (Hà Nội) phải xả thêm 2 đợt để cứu lúa, nên nước hồ Đồng Mô càng cạn hơn. Ông Đoàn Văn Tiến, một người dân ở Đồng Mô, vừa có thư gửi các cơ quan chức năng nói rằng cứu lúa cũng quan trọng song cứu rùa cũng phải khẩn trương. Nếu không, để một cá thể quý hiếm, ít ỏi như rùa Đồng Mô bị tuyệt diệt thì coi như không làm tròn trách nhiệm bảo vệ động vật quý hiếm.
Theo ông Tiến, bản thân hiện tượng nước hồ cạn có thể chưa ảnh hưởng ngay tới sự sống của “cụ” rùa song sẽ là cơ hội để bọn trộm bắt rùa đem bán. Bằng chứng là sau sự cố đập tràn hồ Đồng Mô bị sập vào tháng 11-2008, cụ rùa duy nhất ở đây đã bị đẩy ra kênh tiêu bên dưới và có hàng trăm người vây bắt. Ngay lập tức, các thương lái đã đổ xô tới tranh mua về làm thịt, làm thuốc. May sao, nhờ báo chí kịp lên tiếng nên cơ quan chức năng đã thu hồi trả lại “cụ” rùa về hồ Đồng Mô.
Theo Công ty thủy lợi sông Tích, hồ Đồng Mô nguyên là một nhánh sông Hồng. Năm 1969, hồ được xây dựng với dung tích chứa 86 triệu m3 nhằm mục tiêu tưới cho 1.200ha đất nông nghiệp. Thế nhưng sau đó, vì mục đích làm du lịch, hồ đã biến thành sân golf, nước hồ bị rút xuống chỉ còn dung tích 45,44 triệu m3 để cỏ không bị ngập và xuất hiện nhiều đảo nổi hơn.
Đồng thời, để tưới cỏ, hàng ngày cũng mất một khối lượng nước không nhỏ bơm lên và thuốc bảo vệ thực vật lại theo nước trôi xuống hồ, làm môi trường nước thêm ô nhiễm, đe dọa nghiêm trọng tính mạng “cụ” rùa.
Khống chế sân golf để cứu rùa
Do đó, theo quan điểm của ông Ngô Thanh Minh, Phó trưởng Phòng Quản lý nước Công ty thủy lợi sông Tích để cứu rùa, các cơ quan chức năng cần xem xét lại việc lấy nước từ lòng hồ để tưới cỏ cho sân golf Đồng Mô và cân nhắc lại mực nước hồ.
Ông Nguyễn Quang Mạnh, Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cũng chung quan điểm và cho biết, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa bảo vệ được cụ rùa, vừa có đủ nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp mà vẫn đảm bảo làm du lịch. Do đó, cần nhanh chóng có những cuộc hội thảo lớn quy mô nhà nước, giữa các nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn rùa với chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp để tìm ra giải pháp cứu rùa.
Hiện tại, mực nước trên hồ đang xuống sát vạch nước chết, nguy cơ rùa bị đánh bắt rất cao và thị xã đã cử người túc trực 24/24 giờ để bảo vệ “cụ” rùa. Sở NN-PTNT Hà Nội cũng đã chỉ đạo các địa phương ở hạ lưu hồ Đồng Mô sử dụng máy bơm dã chiến cứu lúa chiêm xuân, hạn chế việc khai thác nước từ hồ Đồng Mô.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.