Cơn sét kinh hoàng
(19:46:54 PM 18/06/2011) Căn chòi rộng khoảng 2m2 nhưng có tới 17 người chen chân trú mưa. Đang cười nói râm ran thì bất ngờ một cột lửa lớn xoay vòng trong chòi, hất văng mỗi người một góc, nhiều người nằm chồng lên nhau. Trong số 25 người bị sét đánh tại huyện Yên Thành thì xã Nam Thành thiệt hại nặng nề nhất với 22 người, Khánh Thành hai người và Trung Thành một người. Chúng tôi có mặt tại xã Nam Thành sáng 17/5, cánh đồng Bò Rò, xóm Đăng Lưu, lúa đã chín vàng mà không một bóng người gặt hái, bầu không khí u uất bao trùm. Căn chòi bi thương 15h30 ngày 16/5, một cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh và sét nổ vang trời. Những người đang gặt lúa tại cánh đồng Bò Rò, xóm Đăng Lưu, xã Nam Thành (Yên Thành) vội vã chạy vào một cái chòi canh dưa gần đó. Chòi chỉ rộng khoảng 2m2 nhưng có tới 17 người chen nhau để ngồi. Đang nói chuyện râm ran, vui vẻ thì bất chợt một luồng sét giáng xuống, đánh tan tác cả đám đông. Ba người thiệt mạng tại chỗ gồm em Nguyễn Trọng Dũng (16 tuổi), em Vương Thị Quỳnh (13 tuổi, học sinh lớp 7) và bà Nguyễn Thị Hòa (52 tuổi); 14 người khác bị thương. Cả ba nạn nhân thiệt mạng đều rơi vào hoàn cảnh gia đình đói khổ gần nhất xã này. Vẫn chưa hết hoảng hồn, tai nghe không rõ, đi đứng tựa như người mất hồn, chị Nguyễn Thị Hà nhớ lại: “Trời vừa động mưa, tôi cùng con gái là Hoàng Thị Hợp và 15 người khác đang gặt lúa chưa kịp chạy thì mưa lớn ụp xuống. Thấy gần đó có cái chòi canh của bảo vệ, chúng tôi đã vào nấp trong đó, mọi người đang ngồi nói chuyện vui vẻ, đột nhiên tôi thấy người bị tê dại đi rồi không biết chuyện gì xảy ra nữa… Khi tỉnh lại thấy mỗi người nằm mỗi nơi, tôi thì nằm đè lên hai người khác. Hai chân không thể nhấc nổi, lê chân trái được một đoạn thì gục tại chỗ, còn chân phải như chết từ lúc nào. Còn toàn thân, da dẻ như người chết lâu ngày, miệng không mở được. Tôi đưa mắt nhìn xung quanh thấy con gái đang nhúc nhích mà chẳng biết làm thế nào để bò đến chỗ con. Chỉ khi dân làng chạy ra cứu chữa thì tôi và mọi người mới được cứu sống…”. Cháu Hoàng Thị Hợp (hiện đang học lớp 9) thoát chết trong gang tấc kể lại: “Cháu văng ra khỏi chòi canh gần 10m, khi tỉnh dậy thì thấy mọi người nằm lăn lóc. Cháu hoảng sợ quá mở miệng để gọi mọi người nhưng không thể, cái miệng cứng đờ, tai không nghe được gì, chân tay cứng hết”. Bị thương nặng nhất là anh Phan Công Cương và em Nguyễn Thị Giang (học sinh lớp 11). Hai người này đang được điều trị tại bệnh viện huyện Yên Thành. Anh Cương kể lại: “Thấy xuất hiện một cột lửa lớn xoay vòng trong chòi rồi chúng tôi bị hất văng ra xa, mỗi người nằm một góc. Khi tỉnh dậy thì thấy ở bệnh viện”. Em Giang cho biết: “Em thì thấy tê liệt toàn thân rồi bất tỉnh không biết trời đất gì cả”. Hiện anh Cương và em Giang đang được điều trị tại bệnh viện huyện vì vết thương rất nặng, còn 17 người khác được theo dõi tại trạm xá xã Nam Thành. Thảm cảnh của những gia đình người chết Trong căn nhà vừa rách nát, vừa trống huơ trống hoác, bà Vũ Thị Điền (60 tuổi) mẹ của em Nguyễn Trọng Dũng như một thân chuối già đổ gãy, bà đã khóc suốt đêm, giờ nói không thành lời, vẫn quằn quại bên quan tài của đứa con. “Nó là trụ cột của gia đình, giờ chết đi rồi thì lấy ai lo công việc. Mà thằng Dũng nhà tui chết oan uổng quá, nó có làm gì nên tội đâu, sao ông trời lại bắt nó đi vậy, nó đang ít tuổi sao lại không cho tôi chết thay nó…”, bà thì thào than. Dũng là con út trong gia đình có tám người con, ai cũng nghèo xơ nghèo xác… Vì đói nghèo, chồng bà Điền cùng các con nối đuôi nhau vào miền Anh trai Dũng từng phải mổ ruột 10 lần, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Bà Điền đau ốm thường xuyên, nên mọi công việc đều dồn vào đôi vai bé nhỏ của Dũng.Chiều 16/5 đó, Dũng đi gặt thuê để kiếm tiền mua thuốc cho mẹ, lời hứa chưa kịp thực hiện thì Dũng ra đi. Chẳng khá gì hơn gia cảnh Dũng, em Vương Thị Quỳnh (13 tuổi) đang là học sinh lớp 7, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần phụ giúp bố mẹ đi bỏ phân cho mảnh dưa hấu đang giai đoạn cho hoa. Cầm trên tay bao phân chưa kịp bón thì cơn mưa xối xả ập đến, như mọi người, Quỳnh cũng chạy vào chòi gần đó trú để rồi mãi mãi xa lìa gia đình, bạn bè. Trước đó, khoảng tháng 2 dương lịch, chị gái của Quỳnh sau một thời gian lâm bệnh cũng đã chết. Chưa đoạn tang con lớn, gia đình đã thêm khăn tang của Quỳnh. Bà cố nội 95 tuổi của em vừa khóc vừa kể lể: “Sao không cho tôi chết thay cháu. Tôi già như thế này rồi mà ông trời. Ông trời không công bằng chút nào cả, tội nghiệp cháu tôi quá…”. Cám cảnh nhất phải kể đến gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Hòa. Theo người dân cho biết, vào giờ nói trên bà Hòa vừa đặt chân đến chòi, chưa kịp ngồi thì đã bị sét đánh chết tức tưởi. Bà Hòa chết đi để lại cho chồng là ông Vương Đình Khôi hai đứa cháu nội (một đứa 1 tuổi rưỡi và 2 tuổi) và một nàng dâu, chị Nguyễn Thị Hào, bị điên. Trước đó, con dâu thứ hai của ông bà thấy quá khổ cũng bỏ đi. Bà Hòa là trụ cột gia đình, nay bà ra đi, ông Khôi rơi vào cảnh “gà trống” nuôi con, nuôi cháu, lại gánh thêm khoản nợ chất chồng. Trên tay bế đứa cháu nhỏ Vương Đình Thiên (2 tuổi), ông Khôi không cầm được nước mắt: “Con dâu tôi bị điên, hai thằng con trai, một đứa đi làm ăn ở Lào và một đứa ở miền Nam, nhưng xem ra nó cũng chẳng mấy mặn mà với gia đình vì đói khổ cứ đeo bám. Tôi sợ nhất khi các cháu lớn lên không được học, vì gia đình còn nợ nhiều quá…. ”.
Chiếc nón của một nạn nhân bị sét đánh
Chiếc mũ cối của anh Cương bị đánh nát bét và bao phân của em Vương Thị Quỳnh chưa kịp bón ruộng dưa
Di ảnh bà Hòa
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.