Cò bị tận diệt
(19:50:42 PM 18/06/2011) Mùa này cò về rợp trắng cánh đồng, rừng cây cũng là lúc những đội quân săn cò vào mùa, căng sức hoạt động. Những thân cò tội nghiệp bị bẫy, bắt, giết. Cò nằm la liệt ở mọi nẻo chợ quê, trên các bàn nhậu! Các loại chim, thú ở Hà Tĩnh đang bị tận diệt một cách kinh hoàng. Nhân dân ở đây quá quen với cảnh những tay thợ săn thiện chiến dễ dàng đột nhập Vườn Quốc gia Vũ Quang, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ và Khu vực thuộc dự án bảo tồn sinh học Bắc Trường Sơn tận diệt chim thú. Riêng tại khu vực Vườn Quốc gia Vũ Quang, cứ mỗi đợt truy quét nạn săn bắn chim thú trái phép, cán bộ Kiểm lâm của Vườn thu hàng trăm, có thời điểm lên đến hàng ngàn chiếc bẫy chim, thú. Thế nhưng việc truy quét này khó đẩy lùi được nạn săn bắn chim thú. Tại những vùng nằm ngoài các khu bảo tồn, vườn quốc gia, tình trạng săn bắn chim càng kinh hoàng hơn. Một trong những vấn nạn lớn nhất trong việc tận diệt chim, thú đó là tình trạng dân đổ xô đi săn cò, cói. Những đàn cò bay rợp trời, đáp xuống những lùm cây, cánh đồng bỗng chốc rơi vào trận địa của cò tặc. Cò bị tận diệt một cách dã man, được bày bán khắp nơi, và trở thành món nhậu giá rẻ. Một cán bộ hoạt động trong lĩnh vực khoa học của Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh khi trao đổi về nạn tận diệt cò đã ngao ngán thốt lên: Kinh hoàng quá, và cũng chẳng thấy ai bảo vệ!
Với những tay săn cò chuyên nghiệp, đồ nghề của họ bao giờ cũng có những con cò mồi. Cò mồi được sàng lọc, lựa chọn rất kỹ. Giá một đôi cò mồi không rẻ, cỡ năm triệu đồng/cặp.
|
|
|
|
|
|
|
|
(Theo Dân Trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.