»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:15:45 AM (GMT+7)

Chuyện cô gái tóc dài vương hoa lúa

(19:44:04 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Diễn đàn các Nhà báo Môi trường Việt Nam (VFEJ) giới thiệu với bạn đọc chùm bút ký của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, Phó Chủ tịch VFEJ, viết tiếp về nhà thơ Hữu Loan trong cuộc sống gia đình. Tiền Phong Cuối Tuần đã đăng với tiêu đề Những Người Đàn Bà Thứ Hai Của Nhà Thơ Hữu Loan trong nửa cuối tháng 4/2010.

Kỳ 1: Hữu Loan, vĩnh hằng cùng Màu Tím Hoa Sim

 

Sau lần về thăm nhà thơ Hữu Loan cuối năm ngoái, qua câu chuyện kể của bạn bè đến thăm ông sau đó, và nhất là hỏi thăm Hữu Đán, con trai út ông, tôi được biết sức khỏe ông cứ mỗi ngày mỗi kém đi. Một hôm Đán gọi điện nhờ tôi hỏi nhà tôi (bác sĩ) tư vấn nên làm thế nào, bởi cha anh đã có dấu hiệu hoại tử do nằm nhiều quá. Rồi Đán lập tức đi mua đệm nước Đài Loan, chưa đến tuần sau, lại thấy nói đã mua đệm hơi vì nghe nói hay hơn nhiều.

 

 

Nhà thơ Hữu Loan và vợ - bà Phạm Thị Nhu

 

Lại có người mách mua đệm chạy điện, mát sa được. Nhưng, cái này làm ông đau, nên cuối cùng chỉ dùng cái đệm hơi. Ông kêu đau nhất là mỗi khi các con trở mình, thay đổi tư thế nằm cho ông. Tết năm nay nghỉ nhiều ngày, vợ chồng con cái Đán ở nhà suốt để được gần gũi bố.

 

Thỉnh thoảng tôi lại gọi điện hỏi thăm tình hình. Tháng trước, Đán hẹn gặp tôi, nhờ góp ý cho một vài dự định sẽ làm cho bố, kể cả việc chuẩn bị khi bố nằm xuống. Anh có ý định xây cho bố tại chính khuôn viên này một nhà lưu niệm.

 

Là một kiến trúc sư có uy tín, đã đảm đương vài chục công trình kiến trúc có giá trị trong nước, mà mới đây nhất là dự án lăng mộ hoàn táng vua Lê Dụ Tông được UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ định thầu cả thiết kế và thi công là chuyện hiếm hoi. Con mắt của nhà kiến trúc thường rất chú ý đến thuyết phong thủy nên anh phác cho tôi nghe sẽ cắt đất thế này thế kia cho vuông vắn. Ngôi nhà lưu niệm sẽ đặt theo hướng nào…

 

Đêm 18/3, ngồi nghe chương trình độc tấu ghita của nghệ sĩ Văn Dị ở Nhà hát lớn Hà Nội. Điện thoại di động phải tắt. Cứ thấy nóng ruột mà không biết chuyện gì. Vẫn lăm lăm nó trong tay. Văn Dị vừa biểu diễn xong bài cuối cùng, trong tiếng vỗ tay cuồng nhiệt, mấy chục khán giả ào lên sân khấu tặng hoa.

 

Lẽ ra tôi phải nán lại, như nhiều khán giả ở hàng ghế đầu, để bắt tay chúc mừng anh. Nhưng tôi không thể làm được, bởi, vừa mở máy ra thì đúng lúc Đán báo tin, cha anh vừa mất lúc 18h45. Anh đang trên đường từ Hà Nội về nhà. Tôi vội lấy xe, tạt vào đường Cổ Tân cho đỡ tiếng ồn.

 

Người đầu tiên phải gọi là ông Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – nhà thơ Hữu Thỉnh, vì chính ông sẽ phải chuẩn bị một bài điếu văn và thế nào ông cũng đến với người mất như trước nay ông vẫn làm thế. Người thứ hai là nhà văn Nguyễn Trí Huân, phó chủ tịch Hội, Tổng biên tập báo Văn nghệ, bởi thế nào nhà văn cũng phải có vài bài về hội viên này. Người thứ ba là Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, người thứ tư là nhà thơ Lê Anh Hoài, người đã cho đăng ba kỳ bài ký của tôi về Hữu Loan, sau đó mới đến một số bạn bè ở các báo khác. Về nhà, tôi chép số điện thoại di động của mấy người trên, đọc cho Đán để anh thông báo giờ đưa tang.

 

Anh Hữu Thỉnh kể, chưa bao giờ có một lễ tang cập rập đến thế. Lại đang bận, bận không thể tưởng tượng được. Nhưng cũng như bao đám tang khác, và với đám tang này, thế nào cũng xếp tất cả lại để đi bằng được. Nhận tin trong đêm, sáng ra đã phải lên đường ngay mới kịp. Còn điếu văn ư? Vừa đi đường vừa nghĩ, được ý nào lại nghuệch ngoạc lên giấy kê trên đùi.

 

Đến Hà Trung, anh đề nghị hai người đi cùng là nhà thơ Nguyễn Hoa, phó trưởng ban Hội viên và nhà văn Đặng Ái, phụ trách trang tin điện tử Hội Nhà văn, nguyên là Chủ tịch Hội LHVHNT tỉnh Thanh Hóa, mượn cho anh một cái bàn ăn để viết. Gạch, xóa, đọc lại, lại lấy lại cụm từ đã xóa, thêm câu này, thêm đoạn nữa. Xong.

 

Cũng lúc ấy, ở nhà, Hữu Đán cầm trên tay bài điếu văn do xã chuẩn bị. Bằng những câu mộc mạc, xã cũng kể Hữu Loan đã tham gia cách mạng thế nào, lại nói mắc bệnh hiểm nghèo được gia đình và các thầy thuốc tận tình cứu chữa nữa chứ. Đán cau mày nhăn trán khi đọc tiếp: năm 1957 ông tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm. Khi phong trào bị dập tắt, ông về quê lao động. Về chuyện ấy, trong điếu văn, Hữu Thỉnh viết thế này: “Một người suất sắc và tu chí như thế, nhưng cuộc đời lại không sẵn sàng chào đón ông”. Tuyệt vời!

 

Đoàn nhà văn VN vừa vào, Đán đã mời đại diện chính quyền xã cùng mình ra đón và trao đổi về chuyện điếu văn. Ông đại diện xã còn trẻ cũng thành thật nhận rằng, hiểu biết của mình có hạn, đề nghị nhà thơ Hữu Thỉnh cáng đáng giúp cho. Cũng như bao nhiêu hội viên khác mà Hữu Thỉnh đã tự tay viết và đọc điếu văn. Ông luôn có con mắt thấu thị, thấu suốt con người và sự nghiệp của hội viên mình, nên bao giờ cũng có những lời đánh giá chí lí, chí nghĩa, chí tình.

 

Với Hữu Loan là: “Ông là nhà thơ hai lần đặc sắc. Đặc sắc ở hồn quê và đặc sắc trong khí phách…. Thơ Hữu Loan là sở hữu tinh thần hôm qua, hôm nay và mai sau của chúng ta”.

 

Còn báo Văn nghệ ra sau đó hơn tuần thì dành đẫy hai trang cho ông. Ngoài tin buồn và tấm ảnh với gương mặt quắc thước, mái tóc xòa như vầng mây hiếm hoi núi Vân Hoàn của ông là bài điếu văn, ba bài viết và một bài thơ ngợi ca ông Thi sĩ về trời.

 

Tính từ lúc ông đi, 18h45 ngày 18/3, chỉ chưa đến 12 tiếng đồng hồ sau, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đưa tin ông mất. Và sau đó, không ai có khả năng tỉ mỉ thống kê được có bao nhiêu bài trên báo in, báo nói, báo điện tử trong và ngoài nước đã có bài về ông.

 

Lễ tang ông cũng độc đáo, như ông độc đáo trong lễ cưới mình với bà Lê Đỗ Thị Ninh. Ông theo đạo Phật (tuy chẳng đi lễ chùa bao giờ) nên trong đám tang cũng có phường kèn bát âm theo phong tục, sống dầu đèn, chết kèn trống. Có điều lạ là, có tới ba dàn kèn đồng với đủ loại kèn, trống con, trống cái, lễ phục trắng toát từ đầu tới chân của mấy xứ đạo Thiên chúa đến tấu nhiều bài kèn tiễn biệt ông. Trông trang phục, với sự sang trọng và hoành tráng, về Hà Nội, một ông nói với tôi, có cả dàn nhạc của Hội Cựu chiến binh(!)

N.B.S
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyện cô gái tóc dài vương hoa lúa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI