Chuyện chưa biết về đêm động phòng của các chàng trai H'Mông
(19:49:43 PM 18/06/2011) Theo tục lệ của người Mông, sau khi bắt cô gái về nhà ba ngày, chàng trai tới nhà vợ xin cưới, hai người mới được quan hệ. Trong ba ngày thử thách, cả hai được phép ngủ chung nhưng không làm gì, chỉ nằm nói chuyện, nhớ về những kỷ niệm khi lần đầu hẹn hò. Khi những bông mai, bông mận nở trắng cành thì cũng là lúc thanh niên người Mông đi bắt vợ. Lấy chồng từ thủa còn "ăn chưa no, lo chưa tới", những cô gái người dân tộc "ngượng ngùng và lóng ngóng" về làm ma nhà chồng. Ngất ngưởng và khật khưỡng vì rượu ngô đã ngấm, Giàng A Cánh (Sà Lĩnh, Mai Châu, Hòa bình), đảo đôi mắt lờ đờ tìm kiếm bóng cô vợ sinh năm 1989 trong gian nhà gỗ hiếm cửa sổ để sai mang thêm rượu và thức ăn cho khách. Bắt vợ từ mùa xuân năm ngoái, năm nay vợ chồng Cánh hạ quyết tâm sang năm con trâu phải sinh hạ được cậu quí tử. Hơn vợ một tuổi, Cánh tâm sự, thế là còn lấy vợ muộn bởi trong đám bạn choai choai gần chục thằng, có người kéo vợ khi mới 13, 14 tuổi và tới giờ đã con đàn cháu đống. Thấy chồng gọi, vợ Cánh ngượng ngùng chạy từ dưới bếp lên, trên tay bưng đĩa bánh dày nướng nóng hổi. Để mặc chồng đang khề khà với đám bạn, cô vợ lại ra bậu cửa ngồi bó gối, hướng ánh mắt về phía người đi chơi tết. Bước vào cuộc sống gia đình khi cả hai vẫn còn trẻ con, vợ chồng Cánh vụng về và lóng ngóng cả chuyện yêu nhau. Chàng trai người Mông kể, lần đầu tiên gần gũi vợ, cả hai đều xấu hổ và run bắn lên, chẳng ai dám động đậy và nằm cách nhau một đường thẳng phân chia ranh giới. Theo tục lệ của người Mông, sau khi bắt cô gái về nhà ba ngày, chàng trai tới nhà vợ xin cưới, hai người mới được quan hệ. Trong ba ngày thử thách, cả hai được phép ngủ chung nhưng "không làm gì", chỉ nằm nói chuyện, nhớ về những kỷ niệm khi lần đầu hẹn hò. Thành thật đến tự nhiên, Cánh kể chuyện hai vợ chồng yêu nhau: "Mình nói với vợ về những dự định tương lai sẽ làm gì và nói nhiều chuyện với nhau, có khi mãi chẳng bao giờ hết chuyện đâu. Còn chuyện này nọ á, chẳng dám đâu vì cả hai đều xấu hổ lắm. Vợ cho mình gần gũi nhưng mình chưa muốn vì vẫn ngại". Trước khi lấy vợ, các chàng trai trong đám bạn Cánh tụ tập để truyền lại những kinh nghiệm cho bạn. "Còn ít tuổi nên chuyện đó mình học bạn bè một phần, phần còn lại, mình tự biết. Những đứa bạn mình lấy vợ rồi có kể cho nghe chuyện của nó và bảo mình nên làm thế này nên làm thế kia", Cánh hồn nhiên chia sẻ. Mùa xuân về, cánh thanh niên bản lại bắt đầu đi tìm bạn. Cánh bảo, trên này, họ bắt đầu tìm hiểu và kéo nhau từ tháng 1 đến tháng 3. Tháng 4 không ai còn đi bắt vợ nữa, nếu không sẽ bị cho là ăn cơm trước kẻng. Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mới tổ chức đám cưới vào tháng này. Khi cô gái đã bị bắt, gia đình người con trai cắt tiết gà tức là đã trở thành ma nhà người ta, dẫu có trốn được quay về nhà mẹ đẻ cũng không còn được chấp nhận nữa. Trước kia, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nhưng giờ, các chàng trai được tự do kéo cô gái nào mình ưng về làm vợ. "Nếu không đồng ý, nó sẽ khóc và bảo chưa muốn lấy chồng, để một, hai năm nữa đã. Lúc đó, mình sẽ thôi không bắt nữa để nó đi tìm người khác và mình cũng tìm người khác", Cánh giải thích. "Mình định lấy ai thì tối nào mình cũng xuống chơi, nói chuyện. Chúng mình quen nhau lúc đi chợ, vợ mình không biết ghen đâu". Ngồi cùng mâm uống rượu, Tánh A Xí sinh năm 1992, bạn thân của Cánh, hớn hở khoe, ra tết cũng đi bắt vợ: "Nhà vợ cách nhà em bảy cây số. Hết tết là em đi bắt". Lễ kéo vợ sẽ có sự giúp sức của những người đàn ông đã có gia đình vì như thế, theo lời Xí, "họ có kinh nghiệm". Vắt chiếc khăn len màu tím lên cổ, Xí khoe, đó là của bạn gái đan tặng. Nói dứt lời, thân hình con con, thấp bé của Xí đã thấy nhảy nhót làm trò trên chiếc xe máy đang mất hút vào đám khói bụi mù. (Theo Ngôi Sao)
Nhiều cô gái làm mẹ ở tuổi còn rất trẻ.
Những em bé Mông địu em đi chơi tết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.