Cây mật nhân có chữa được nhiều bệnh
(19:38:48 PM 18/06/2011)
Sáng sớm, vợ chồng ông Diệp Văn Giác ở thôn Liên Hội, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã mất hút giữa cánh rừng ở núi Bà Bóng ngay sau nhà mình để đào, đến chạng vạng mới lỉnh kỉnh vác cây về nhà. Ngày nào vợ chồng ông cũng quần quật đào nhưng không đủ cung cấp bởi số lượng người đặt mua quá nhiều. Ông Giác đã biết đến cây mật nhân hơn 20 năm nay nhưng theo ông, chưa bao giờ có người ráo riết lùng mua như hiện nay.
Cây chữa bá bệnh?
Đưa chúng tôi vào rừng, tận mắt xem cây mật nhân, ông Giác cho biết, ở rừng này cây ít, chỉ mọc rải rác, lên núi cao, có nơi mọc thành từng đám. Theo quan sát của chúng tôi, cây cao khoảng 3 mét, đặc biệt là cây có 2 nhánh vươn lên như hình chữ V, mọc đối không cuốn, lá kép giống như lá thanh thất, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc, cuống lá màu nâu đỏ, hoa mọc ra từ ngọn thành chùm, bao phủ đầy lông. Rễ cọc của cây được gọi là củ, đây là phần quý nhất.
Qua nhiều năm quan sát, tìm hiểu giống cây này, ông Giác cho biết: "Cây mật nhân ra hoa, quả từ tháng 3 đến tháng 11, khi chín quả có hình trứng màu đỏ ướm vàng bên trong chứa một hạt dẹt có rãnh giữa như hạt quả chà là". Theo kinh nghiệm của ông Giác, quả mật nhân là món ăn khoái khẩu của chim bìm bịp núi áo vàng, nên nơi nào có nhiều bìm bịp nơi đó khả năng có loài cây này. Người đi núi thường theo dấu bìm bịp để tìm mật nhân.
Ông Diệp Văn Giác vào rừng tìm mật nhân
Ông Giác kể: "Năm 1979 tôi đi bộ đội tham gia chiến đấu trên chiến trường Campuchia, khi trở về tuy không bị thương tật nhưng lại mang trong mình căn bệnh sốt rét rừng dai dẳng không thể chữa khỏi. Thấy vậy, cậu tôi là ông Phạm Minh Thành đi đào cây về sắc thuốc cho tôi uống và tôi bớt bệnh ngay sau đó. Khi hỏi thì cậu nói là cây mật nhân".
Ông Thành năm nay ngoài 70 tuổi, vẫn còn rất khỏe mạnh, kể lại thời gian ông đi cải tạo ở Kim Sơn (huyện Hoài Ân) sau 1975. Trong thời gian ấy, ông được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trại viên và ông học được nghề hái và nấu thuốc Nam. Lúc đó nhiều trại viên bị sốt rét mà không có thuốc chữa, một số người thấy cây mật nhân có vị đắng giống thuốc ký ninh nên đào về sắc uống thử, không ngờ lại có hiệu quả nên sau đó được nhân rộng. Sau này ra trại, ông Thành vẫn dùng cây này ngâm rượu uống để chữa một số bệnh về xương, khớp.
Trước đây, ông Giác chỉ đào cây mật nhân về làm thuốc cho gia đình, ai cần thì cho. Thời gian gần đây nhiều người đến hỏi nên ông bán, lúc đầu chỉ lấy tiền công mỗi gốc vài chục ngàn. Hiện tại, nhu cầu cao mà cây ngày càng hiếm nên giá bán tăng từ 200-500 nghìn đồng/cây. Nếu có sức mỗi ngày hai vợ chồng ông đào khoảng vài cây, có khi đào được củ đến 20-30 kg, nhưng cũng có nhiều ngày tìm không ra cây nào. Ngoài vợ chồng ông Giác, nhiều người cũng đang đổ xô vào rừng lùng sục cây mật nhân...
Thang thuốc rỉ tai
Tuy không nhiều người khẳng định bớt bệnh là nhờ mật nhân nhưng những lời đồn thổi đã làm giá trị mật nhân tăng lên hằng ngày. Ngoài những căn bệnh thông thường về xương khớp, đường ruột, da liễu… nhiều người còn rỉ tai nhau lùng mua về ngâm rượu để đầu giường, bảo đảm ông uống bà khen. Chuyện kể rằng: đàn ông đạo Hồi ở Malaysia lấy nhiều vợ nhưng vẫn "khỏe" đều nhờ loại cây này, hay trong thang thuốc danh tiếng A-ma-kông (Đắk Lắk) phần lớn là có cây mật nhân (?!!).
Ông Giác đang vạt mỏng cây mật nhân để làm thuốc
Anh Nguyễn Văn Quốc (43 tuổi) ở thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ (Bình Định), vốn là tài xế xe đường dài đành rời vô-lăng vì bị gai cột sống; hay ông Nguyễn Thanh Hùng (55 tuổi) ở thôn An Hậu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân bị rơi từ trên cây dừa gây chấn thương cột sống… cho rằng họ đều qua được cơn hiểm nghèo, trở lại hoạt động đi đứng bình thường là nhờ sử dụng cây mật nhân anh Giác đào cho.
Ông Dương Tấn Lực ở thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cho biết: "Tui bị viêm khớp mãn tính từ rất lâu, chạy chữa nhiều nhưng không bớt. Sau hơn hai tuần uống mật nhân, chân tay không còn đau nữa, đi lại bình thường. Tôi uống đến nay đã hơn 3 tháng và không thấy bệnh trở lại".
Nhiều người không đau nhưng nghe nói mật nhân chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới, nên cũng tìm mua về uống. Và như thế, ông Lực bỗng dưng trở thành người môi giới mua bán mật nhân. Ông Lực kể, nhiều người nghe tin ông biết chỗ mua nên đến nhờ, ban đầu ở các địa phương trong tỉnh, sau đến ở TP.HCM cũng gọi về nhờ mua. Nhiều người mua về uống một thời gian đã gọi điện về cảm ơn rối rít, đã quá tuổi nhưng vẫn thấy "sung sức" khi uống mật nhân.
Ở Hoài Ân hiện nay, những người biết tìm và bào chế cây mật nhân làm thuốc để điều trị bệnh chưa nhiều, nhưng nghe nói có giá cao, nhiều người cũng lặn lội đi tìm để bán. Ông Lê Tấn Lộc (62 tuổi) ở thôn Hội An, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, một người có kinh nghiệm đào mật nhân về làm thuốc cho biết: "Củ mật nhân khi đào trên núi về thì dát mỏng đưa vào bếp sao vàng, hạ thổ, tiếp tục đem ra nắng phơi cho thật khô rồi mới dùng thùng cạc-tông bảo quản để tránh ẩm mốc, vừa giữ được chất lượng của thuốc".
Được hỏi thêm về tác dụng, kinh nghiệm chế biến, sử dụng cây mật nhân chữa bệnh sao cho đảm bảo sức khỏe và có hiệu quả cao nhất, ông Lộc cho biết: "Trải qua nhiều năm theo dõi, theo tôi cây mật nhân có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. Dù vậy nhưng hiện vẫn còn nhiều người chưa thật sự tin tưởng vào công hiệu của nó bởi chưa được thấy công trình nghiên cứu khoa học nào công bố rộng rãi về loại cây này. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian và thực tế điều trị, khi người bệnh kiên trì sử dụng sẽ có hiệu quả khả quan, nhất là những bệnh sốt rét, gai cột sống, viêm khớp, chân tay tê nhức…".
Hiện nguồn dược liệu này ở Hoài Ân không phải là khan hiếm, được phân bổ ở các vùng núi từ núi Chúa, Vạn Hội, Ân Đức, Ân Hữu, Ân Nghĩa… Đây là những địa điểm có rất nhiều cây mật nhân cổ thụ, ông Giác đã từng đào được những củ mật nhân nặng từ 15 - 20 kg. Người dân ở đây kể, một cán bộ địa phương đi công tác Malaysia được tặng hộp sâm đắng (Tongkat ali), chỉ có một hộp nhỏ nhưng giá tới 5 triệu đồng. Khi đem về so sánh thì giống hoàn toàn với cây mật nhân ở ta.
Việc cây mật nhân có tác dụng chữa bệnh đến đâu, rất mong các nhà khoa học nghiên cứu, kết luận. Nếu đúng là một loại dược liệu quý, thì phải có kế hoạch khai thác, chế biến và bảo tồn, phát triển hợp lý, hạn chế tình trạng khai thức bừa bãi như hiện nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.