Cắt mỏ, bỏ chân, vịt thành chim quay!
(19:46:22 PM 18/06/2011)
Thời gian gần đây, những hàng chim quay nối tiếp nhau mọc lên trên các đường phố Hoàng Hoa Thám, Nghĩa Tân, Trần Duy Hưng, Nghi Tàm... (Hà Nội) với giá 2.000 - 2.500 đồng/con.
Vịt đực siêu bao tử được làm thịt trước khi cắt mỏ, bỏ chân. |
Giá rẻ bất ngờ và kiểu bán vỉa hè của món ăn này dẫn đến những lời đồn đại: Đó là vịt chết được tiêm thuốc từ Trung Quốc.
Tiếng dữ đồn xa
Trên diễn đàn www.webtretho.com, một bà mẹ cảnh báo: "Chim sẻ quay 2.000 đồng/con thực chất là vịt nhỏ chết của Trung Quốc quay, giá bán buôn có 482 đồng/con. Loại vịt đó được tiêm thuốc có thể bảo quản đến 23 tháng. Trên đường Bưởi đoạn đi về phía Cầu Giấy phải có đến 30 hàng bán chim sẻ kiểu này liền nhau mà hàng nào chim cũng y hệt nhau, mình chưa ăn thử nhưng sao chim sẻ lại có nhiều quá vậy".
Ngay khi ý kiến này được đưa lên mạng, nhiều thành viên đã đồng tình. Mẹ có nick "Mat troi be con" phụ họa: "Vịt con bị thải loại từ Trung Quốc và các trại gia cầm quay lên đấy ạ! Không có phải chim sẻ đâu! Cứ thấy mấy con đầu to, cổ dài, mỏ dập dập (do bị cắt) thì các mẹ đừng có mua".
Thậm chí có bà mẹ cảnh giác cao: "Ngay từ ngày đầu rộ lên trào lưu chim sẻ ngon bổ rẻ này, tớ đã nghi ngay không phải hàng tử tế gì, vì chim sẻ tự nhiên đâu ra mà nhiều thế? Bây giờ ô nhiễm môi trường, nguồn nước... về nông thôn cũng hiếm chim hiếm cò, nói chi đến thành phố".
Nhưng cũng vì mùi thơm của món quay này, mà chị Nguyễn Hà Lê ở Nghĩa Tân mua mấy lần, giờ nghe các bà mẹ kháo nhau như vậy, chị đâm lo lo. Chị Lê băn khoăn: "Nếu thế thật thì có ảnh hưởng tới các cháu bé không, chúng nó thích ăn".
Ngày 7/6, theo chân chị Mai, một người chuyên giao buôn, phóng viên đã tới một số lò sản xuất tại hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên, Hà Nội.
Công nghệ biến vịt thành chim
Chúng tôi vừa mở lời: "Ở các chợ trung tâm, người ta kháo nhau là vịt chết", chị Lan, chủ lò ở Phú Xuyên giãy nảy: "Mấy hôm nay, những người về lấy buôn cũng xì xào thế. Chị về nhà tôi xem chúng tôi làm từ đầu ra sao, làm gì có vịt chết. Nếu chở từ Trung Quốc sang đây, với giá giao buôn trên dưới 1.000 đồng /con không đủ tiền phấn sáp".
Chúng tôi vặn lại "Vậy sao không gọi đúng tên, mà phải gọi là chim sẻ, hay sẻ đá", chị cười cười: "Nói là vịt, người ta cho là tanh, còn nói là chim sẻ nghe có vẻ thơm tho hơn chứ. Nhưng cái chính là ăn ngon nên nhiều người vẫn lấy hàng chứ!"
Chị thật thà tường thuật lại từ khâu nhập hàng: "Vì là giống siêu trứng nên chỉ có vịt cái mới được giữ lại, bán với giá khoảng 7.000 - 10.000 đồng /con. Trừ một ít để lại làm giống, hầu hết con đực được loại ngay. Tỉ lệ vịt đực/cái là 50/50 nên vịt loại nhiều lắm, mấy năm trước, chỉ cho cá ăn. Nhưng 3 - 4 năm trở lại đây, người ta nghĩ ra cách tiêu thụ món vịt siêu bao tử này.
Vịt nở trong vòng vài giờ sẽ được làm thịt ngay, chưa cho ăn gì cả nên vị thịt không tanh hay khó ăn. Phải thịt trong vòng vài giờ sau khi nở, không quá 1 ngày, nếu không vịt sẽ gầy rất nhanh, không làm thịt được.
Sau khi làm thịt, rửa sạch, vịt được cắt mỏ tù cho nhọn, cắt chân để trông cho giống chim và bán đi. Khi ra đến thành phố, vào đến các quán, nhà hàng, người ta tẩm ướp và quay thành chim thơm béo ngậy".
Nhà chị Lan có 6 - 7 nhân công tham gia từ công đoạn đi mua vịt từ Thái Bình, gửi theo xe ô tô. Người ở nhà ra điểm đón, rồi nhanh chóng đưa vào các công đoạn, để đến 3h00 - 4h00 sáng đảm bảo giao cho các mối hàng. Mỗi ngày nhà chị làm 1.000 - 2.000 đồng con.
Chị Lan cho biết, ở Phú Xuyên có lò sản xuất chim như nhà chị, sản phẩm không chỉ vào các nhà hàng ở Hà Nội, mà còn ướp đông lạnh chuyển đi Lạng Sơn, Hải Phòng, hay đi xa hơn nữa.
Theo một chủ lò vịt khác tại Thường Tín cho biết: "Chim sẻ ở các nhà hàng bán 5.000 - 6.000 đồng/con cũng không phải là chim đánh bẫy trên rừng như họ quảng cáo. Bởi chim bắt được không có nhiều thế, nếu được họ bán cho các mối để thả phóng sinh thôi".
Chúng tôi còn tỏ ra nghi ngại về sự an toàn của vịt - chim quay, chị Tâm ở huyện Thường Tín đoan chắc: "Con vịt mẹ được tiêm phòng dịch cả H5N1. Hơn nữa, khi nở ra, vịt con chưa ăn bất cứ thức ăn nào nên hoàn toàn sạch sẽ".
Thời tiết mùa hè khiến cho món vịt - chim quay này tiêu thụ chậm hơn. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, ngày càng có thêm những quầy bán hàng rong sản phẩm này mọc lên trên nhiều tuyến phố ở nội thành. Vẫn có những khách hàng ưa thích món ăn, do cả mùi vị béo và giá cả mềm như chị Nguyễn Thị Hải, ở đường Bưởi đánh giá.
Nhưng giá trị dinh dưỡng và sự an toàn của sản phẩm này đến đâu, theo chúng tôi, cần có những khuyến cáo của cơ quan chức năng y tế và nông nghiệp để người tiêu dùng và người sản xuất được rõ!
(Theo Quang Duy/Lao Động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.