Cả huyện chén côn trùng
(19:46:39 PM 18/06/2011)
Thật khó có thể tin, hai huyện Phù Yên và Bắc Yên (Sơn La), lại có thú ăn côn trùng từ hàng ngàn năm nay. Bản Puôi (xã Huy Tân, Phù Yên, Sơn La) nổi tiếng về phong trào học giỏi, thành đạt, song cũng nổi tiếng vì đây là bản có thú ăn các loại côn trùng nhất huyện.
Châu chấu, cào cào, ve sầu, dế mèn, kiến, mối… chén tuốt
Đứng trên đồi thông của Phù Yên, nhìn về phía Đông cánh đồng Mường Tấc, thấy rừng xanh um tùm, tuyệt nhiên không thấy một mái nhà nào.
Vào tận bản mới thấy những mái nhà sàn lấp ló sau những tán cây rậm rạp. Bản Puôi là bản của người Thái, sống trong rừng.
|
Đi bắt côn trùng. |
Hỏi chuyện ăn côn trùng, trưởng bản Hà Huy Huấn tỏ ra rất hào hứng. Anh Huấn bảo: “Bản Puôi là bản người Thái. Chỉ có người Thái vùng này là có thể chén các loại côn trùng. Cả huyện này đều thế”.
Cũng theo anh Huấn, đồng bào Thái ở đây trồng nhiều loại cây tốt um tùm để các loài côn trùng tìm về trú ẩn, hút nhựa, thế là có thể chén côn trùng quanh năm suốt tháng.
Tôi hỏi: “Dân trong bản có thể ăn những loại côn trùng gì?”. Anh Huấn ngẫm nghĩ một lúc rồi liệt kê: “Châu chấu, cào cào, dế mèn, dế trũi, bọ xít, bọ cạp, dán, kiến, mối, ve sầu, nhện, các loại sâu…”. Tóm lại, gần như các loại côn trùng đồng bào bản Puôi đều có thể ăn được.
Ngoài các loại côn trùng thì các loài lưỡng cư như cóc, nhái bén, ngóe, chẫu chuộc… người dân bản Puôi cũng chén không tha loại nào.
|
Bọ cạp là một trong những món ăn khoái khẩu của dân xứ Phù Bắc Yên. |
Trong vô vàn các loại côn trùng mà người dân bản Puôi ăn được, thì món ăn yêu thích nhất là ve sầu. Loài ve báo hiệu mùa hè, làm inh tai, mất giấc ngủ trưa của người miền xuôi lại là đặc sản vô cùng hấp dẫn với người dân nơi đây. Để có ve ăn, nhà nào cũng trồng một vài cây bồ kết trong vườn và chăm bón cho nó thật tốt, thật lớn.
Mùa hè, cứ đêm đến, sau cả ngày kêu ra rả, loài ve lại mò về cây bồ kết hút nhựa rồi ngủ. Chúng bu vào cây hút nhựa và đái như mưa dầm. Người ta chỉ việc kéo bóng điện, đốt lửa, hoặc thắp đèn dầu dưới gốc cây, rồi ra sức rung cây bồ kết.
Khi bị động, chúng hoảng sợ bay ra, nhưng khắp nơi chỉ toàn bóng đêm, không biết bay đi đâu, nên cứ nhằm hướng có ánh sáng lao đến. Thế là, người ta chỉ việc ngồi một chỗ nhặt đầy túi.
Bắt được ve, họ cắt bỏ cánh, rút ruột ra, rồi nhồi hạt lạc đã rang vào bụng chúng, tẩm ướp gia vị, sau đó đem chiên mỡ hoặc rang trên chảo nóng.
|
Món châu chấu chiên cực kỳ hấp dẫn. |
Nhấp chén rượu, lại đưa nguyên một con ve vào miệng, cứ giòn tan, bùi ngậy không tả nổi. Mỗi người có thể ăn hết cả đĩa to hàng trăm con không thấy ngán.
Món ăn khoái khẩu không kém đối với người Thái ở xứ sở này là mối, kiến cánh. Mùa mưa, cứ tối đến, những cơn mưa rào lại đổ ào ào xuống bản Puôi.
Hễ có mưa rào, từ trẻ con đến người già bản Puôi cũng như người Thái khắp xứ Phù Bắc Yên đều vô cùng hào hứng chuẩn bị chậu nước, bóng điện. Họ treo bóng điện ra hiên nhà hoặc giữa sân, cách chậu nước chừng gang tay.
Mưa rào đổ xuống, kiến cánh, mối cánh sặc nước ngoi lên bay đặc trời bản Puôi. Chúng nhào cả về phía có ánh sáng, rồi rơi xuống chậu nước, không bay lên được.
Cây cối bản Puôi tốt như rừng, đất mùn màu mỡ, là nơi thuận lợi cho kiến, mối phát triển, nên chúng sinh sản rất nhanh.
|
Thực khách có thể tha hồ chọn ăn loại côn trùng mình thích. |
Một trận mưa rào lớn, chỉ cần chậu nước và bóng điện, có thể kiếm được 7-8kg mối, kiến, đủ cho một gia đình đánh chén linh đình mấy ngày liền.
Tuy nhiên, mối, kiến là món đắt tiền, được các nhà hàng thu mua với giá 100-200 ngàn đồng/kg, nên người bản Puôi cũng như bản làng khác ở xứ Phù Bắc Yên chỉ dám ăn chút ít, còn lại đem bán.
Cứ sau trận mưa rào, các nhà hàng, quán xá ở thị trấn Phù Yên và Bắc Yên lại đông nghịt thực khách, chủ yếu là quan chức, người giàu đến thưởng thức các món đặc sản kiến, mối chế biến theo kiểu của người Thái.
Sau ve sầu, kiến, mối, thì châu chấu cũng là thứ đặc sản không thể thiếu được ở xứ sở ăn côn trùng này.
Đối với nông dân ở vùng đồng bằng, châu chấu là loài gây hại khủng khiếp. Thậm chí, ở nhiều nước Châu Phi, người ta coi châu chấu như loài hủy diệt, bởi khi đàn châu chấu di cư đến vùng nào, thì cây cối vùng đó trụi thùi lụi.
Tuy nhiên, với người dân ở Phù Yên và Bắc Yên, cánh đồng càng nhiều châu chấu càng thích. Không cần phải phun thuốc trừ sâu, châu chấu cũng không phát triển mạnh được bởi sở thích ăn châu chấu của người dân nơi đây.
Chuyện ăn châu chấu thì không có gì lạ, bởi một số vùng đồng bằng cũng ăn, song cách ăn châu chấu của đồng bào Thái nơi đây quả là hiếm thấy. Thông thường, người miền xuôi phải bỏ cánh, bỏ đầu, rút ruột châu chấu, rồi mới đem chiên, rang, nướng.
Nhưng đồng bào nơi đây thì khác. Đến mùa lúa đang thì con gái, từng tốp người ra cánh đồng dùng những chiếc vợt khổng lồ gạt trên mặt ruộng để bắt châu chấu.
Giữa trưa nắng bọn trẻ vẫn kéo nhau đi bắt ve sầu. |
|
Chỉ vợt một lúc đã được cả túi ve sầu. |
Mùa gặt, họ đóng khung vải màn như cầu môn trên sân bóng ở góc ruộng, rồi gặt lúa dồn về hướng đó. Châu chấu bị dồn đến đường cùng đều chui vào chiếc vợt khổng lồ.
Họ để nguyên con châu chấu, cả đầu, cả bụng, cả cánh tẩm ướp gia vị rồi chế biến thành rất nhiều món khác nhau.
Tôi cũng đã từng ăn món châu chấu chiên xù, châu chấu nướng, châu chấu rang ở nhà hàng Phù Hoa lớn nhất huyện Phù Yên và thực sự bị quyến rũ bởi mùi vị của nó khi tẩm ướp với các gia vị của núi rừng.
Mùi vị hạt mắc khén (loại hạt gia vị chỉ có ở rừng sâu), hòa quyện với mùi vị châu chấu khiến ai một lần nếm thử đều khó có thể quên.
Nguồn gốc món ăn côn trùng
Hỏi về thú ăn côn trùng xuất phát từ đâu, ai cũng bảo không rõ, chỉ biết rằng từ đời tổ, đời tông, có lẽ cả ngàn năm rồi người Thái đã coi côn trùng là một món ăn.
Theo thầy giáo Lê An, người gốc Hà Nội, từng là người đầu tiên dạy học ở đây, rồi sống cả đời ở mảnh đất này, từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi ông lên đây dạy học, người Thái đã ăn các loại côn trùng.
Những loại côn trùng đắt tiền được bán vào nhà hàng cho thực khách thưởng thức. |
Ông kể rằng, ngày xưa, bản Puôi nghèo lắm. Học sinh của ông hầu như chỉ ăn cơm độn ngô, sắn và thức ăn là châu chấu, dế mèn, những loài côn trùng bắt được trong vườn ngoài ruộng.
Bản thân ông lúc đầu cũng thấy kinh sợ, nhưng dần cũng quen và rồi ông cũng nghiện những món này không kém gì người Thái bản địa.
Theo ông, có thể xuất phát từ cảnh nghèo đói, đã tạo nên một thú ẩm thực côn trùng như hiện nay. Nhưng cũng có thể đây là một tập tục có nguồn gốc sâu xa mà ta chưa biết rõ, bởi chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu về ẩm thực côn trùng của người Thái nơi đây.
Người Thái Lan và người Thái ở vùng Tây Bắc đều có chung nguồn gốc, và người Thái Lan cũng có tục ăn côn trùng rất phổ biến, nổi tiếng cả thế giới.
Dân tộc Thái ở Tây Bắc rải rác vài nơi vẫn ăn côn trùng, nhưng ăn nhiều loại, ăn thường xuyên, ăn như thức ăn chính thì có lẽ chỉ có ở hai huyện Bắc Yên và Phù Yên. Trong xứ Phù Bắc Yên này, nổi tiếng nhất phải là bản Puôi.
Thầy giáo An cứ hy vọng thú ăn côn trùng ở xứ Phù Bắc Yên sẽ được cả nước biết đến. Biết đâu, nơi đây sẽ trở thành địa danh du lịch thưởng thức đặc sản côn trùng!
(Theo VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.