Bộ tộc ở truồng và sống trên ngọn cây
(19:45:21 PM 18/06/2011)
PV và hành trình cuốc bộ trong rừng già.
Chỉ với cây cung và những mũi tên, những người Koroway luồn lách sâu vào những khu rừng nguyên sinh. Trong cái “địa ngục xanh” với lượng mưa từ tháng 10 đến tháng 12 cao gấp 100 lần lượng mưa cả năm của thành phố Paris thì cỏ mọc đầy, dây rừng, cây thân gỗ nhiệt đới tạo thành những tầng rừng dày đặc. Trong cái ma trận rừng rậm nhiệt đới ấy lại là một thế giới riêng của thổ dân Koroway.
Du mục giữa đầm lầy
Theo thống kê chưa đầy đủ của cảnh sát khu vực Dekai, cả vùng đầm lầy phía tây – nam đảo Irian Jaya có khoảng 2.500 người Koroway sinh sống, không số liệu chính thức nào khẳng định về số người Koroway phần vì họ sống du canh du cư, phần vì nhiều nơi trong khu rừng già này vẫn chưa được con người hiện đại khám phá. Trên đường đi, chúng tôi gặp đây đó những ngôi nhà bỏ hoang dù vẫn còn sử dụng tốt. Armir, một người Koroway dẫn đường cho chúng tôi biết nguyên do, là người Koroway nguyên sơ không biết trồng trọt và chăn nuôi, đời sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, nếu nơi ở của họ cạn kiệt thức ăn (cây sago, cá, thú rừng…), họ sẽ đưa cả gia đình tìm một nơi ở mới trong cánh rừng bạt ngàn kia.
Cả cánh rừng rộng “một ngày đi bộ” chỉ có duy nhất gia đình Marcus cư ngụ.
Chúng tôi được mời ở lại căn nhà của gia đình Marcus ở khu vực Eroway Wari. Trước khi bóng tối bao phủ cánh rừng, Marcus mời chúng tôi leo lên ngôi nhà trên cây và giải thích về cách làm ngôi nhà đặc biệt này: “Muốn tìm nơi nào để dựng nhà, chúng tôi phải chọn nơi gần dòng sông hay con suối. Sau đó chọn 1 – 2 cây cổ thụ to và mất rất nhiều ngày đêm để chặt hết những cây nhỏ xung quanh rồi mới bắt đầu làm nhà được. Thời gian mất bao lâu tôi cũng chẳng biết rõ nữa”. Với người Koroway không có khái niệm thời gian, ban ngày, ban đêm, mà chỉ là “sáng, tối”…
Căn nhà của Marcus nằm trên đỉnh một thân cây cao hơn 8m so với mặt đất, xung quanh Marcus đào hố chôn những thân cây nhỏ thành những hàng cọc hình chữ nhật để làm cột phụ. Theo quan sát của chúng tôi, nhà của Marcus có phần nền là những cây rừng nhỏ, thẳng, xếp sát vào nhau, được cột cố định bằng dây rừng vào các cây cột phụ. Mo cau được phủ lên trên phần nền để đi lại cho êm. Phần nền đã hoàn tất thật chắc chắn, vách nhà sẽ được quây kín bằng những tấm lá sago, một loại lá tương tự lá dừa bện lại hoặc những bản mo cau. Mái nhà làm từ nhiều lớp lá sago phơi khô rất kín gió và chống dột rất tốt. Nhà của Marcus có thể leo lên từ cửa trước lẫn cửa sau bằng những cây gỗ thẳng. Bậc thang được khoét thẳng vào thân cây, vừa đủ cho các ngón chân bám vào. Điểm quan trọng nhất trong căn nhà người Koroway là bếp lửa và máng đựng bột cây sago – thức ăn chính của họ.
Hoang dã ngàn năm
Người Koroway không có thói quen sống tập trung thành làng, thường họ chỉ co cụm từ một đến hai gia đình ở gần nhau, đi lại giữa làng này với làng khác thường phải mất cả ngày trời đi bộ mới đến được. Người Koroway rất e ngại khi tiếp xúc với người khác, cả đời họ chỉ quanh quẩn trên phần đất của mình. Chính vì vậy, đến những năm 70 rất nhiều những ngôi làng người Koroway không hề biết đến sự tồn tại của thế giới văn minh, kể cả việc họ cũng chưa từng đặt chân đến những ngôi làng lân cận quanh đó chỉ một, hai ngày đường.
Trong căn nhà cây, bếp lửa là nơi quan trọng nhất.
Ngày thứ ba của chặng hành trình vượt đầm lầy, chúng tôi đi sâu vào khu vực Lion. Chủ nhân căn nhà trên cây cao gần 20m – Lion mời chúng tôi nghỉ đêm ngay chính trên ngôi nhà cao của mình. Dù đã cùng sống với người Koroway trên những ngôi nhà này từ những đêm đầu vào rừng, chúng tôi vẫn không khỏi thót tim khi nhiều lần có gió thổi hay bước chân người đi lại, ngôi nhà lại lắc lư, rung rinh. Lion giải thích: “Tổ tiên chúng tôi ở nhà trên cây để tránh thú, tránh kẻ thù, cha tôi đã dạy cho tất cả các anh em chúng tôi cách làm nhà trên cây ngay từ thuở bé”. Người Koroway có những thói quen rất đặc biệt, phụ nữ không bao giờ ra khỏi ngôi nhà mà không mặc váy cỏ, đàn ông không bao giờ ra khỏi nhà mà không mang theo cung tên. Đàn ông Koroway được xem là những thợ săn thiện nghệ nhất ở miền đầm lầy nam Irian Jaya. Họ biết lặn xuống suối bắt cá, bắn những loài thú trong rừng để làm thức ăn.
Khi săn được bất kỳ một con thú nào, ăn thịt xong, người Koroway lại giắt phần xương ngay trên mái nhà để trang trí và để dạy cho con cái nhận biết các loại thú rừng, cách săn bắt cũng như lợi ích của những loại thú ấy trong đời sống. Trên mái nhà của Lion giắt kín xương cá, rắn, chim, heo, chó, mai rùa, đặc biệt là một đoạn xương sống to bằng ngón tay…
Chia tay chúng tôi, cha con nhà Lion lại vào rừng, trên tay là bộ cung tên hứa hẹn sẽ mang về những con thú cho cả gia đình. Một mai đây, khi thú rừng đã cạn kiệt, không biết Lion sẽ ra sao. Căn nhà Koroway cũng đã cũ, Rufus người dẫn đường cho biết chỉ một năm nữa thôi, có thể gia đình Lion sẽ lại dời đi nơi khác tiếp tục cuộc sống như thuở hồng hoang mà họ đã chọn từ hàng ngàn năm qua…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.