Biển nuốt đất liền
(19:49:00 PM 18/06/2011)
Hàng loạt nhà hàng, quán nhậu, khu dân cư và cả tuyến đường du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc thuộc tổ 10, khu phố Mỹ Thạnh, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) đang bị biển nuốt dần ...
Trơ móng, bật gốc
Dãy quán thuộc các hộ kinh doanh Xuân Nhung, Thủy Triều, Ngọc Châu, Thanh Hiền, A Hạnh, A Huệ… là nơi tiến nhanh về phía biển nhất, từ móng nhà đến mặt nước chỉ cách khoảng vài bước chân.
Để bảo vệ cần câu cơm, mỗi hộ kinh doanh phải tự gia cố nền quán, che chắn tường vách xung quanh nhưng vẫn không thể chống chọi nổi sức tàn phá của thủy thần.
Anh Võ Văn Tương (chủ quán Xuân Nhung) chỉ vào bờ kè bao tải cao ngang tầm ngực bọc quanh quán, than: “Từ năm ngoái đến nay, biển ăn vào đất liền cả chục mét, tui phải mua gần 2.000 bao tải kè xung quanh móng nhà mới trụ nổi. Khi biển động, sóng đánh tràn cả nền quán. Vợ chồng con cái phải lẹ tay thu gom hàng hóa. Chậm một chút là ra biển hết”.
Trên đoạn đường dài khoảng 100 mét bị biển bào mòn trơ ra những móng nhà, gốc cây, trụ điện chiếu sáng nằm chỏng chơ; ngay cả hệ thống đường ống xăng dầu được chôn sâu hàng mét nay cũng lộ thiên gỉ sét nham nhở...
Biển đã khoét vào ống dẫn dầu và nhà dân |
Chờ kè
Lo sợ trước sự tấn công của biển, nhiều hộ dọc tuyến phố du lịch Sơn Trà - Điện Ngọc làm tờ trình gửi UBND phường Phước Mỹ .
Làm việc với chúng tôi, ông Đàm Nguyên Khánh (Chủ tịch UBND phường Phước Mỹ), nói:
“Hiện tại phía phường chỉ quản lý an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… trên địa bàn, còn việc xây kè chắn sóng thuộc về ban quản lý dự án Sơn Trà - Điện Ngọc. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gửi báo cáo trình lên quận.
Bà Hồ Thị Trà (66 tuổi), hơn 50 năm gắn bó với nghề biển nói: “Trước đây bãi biển đầy đặn chứ làm chi sâu hoắm như ri. Con cháu tui tiếng là sinh ra trên biển nhưng chừ cũng không dám tắm vì dễ sẩy chân xuống những vực nước sâu, nước xoáy”. Bà dẫn chúng tôi đến một tấm biển cắm cờ đỏ phía trước mặt để đọc dòng chữ cảnh báo: “Cấm tắm ! Khu vực nước xoáy nguy hiểm”. |
Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Văn Tựu (Trưởng ban quản lý dự án Sơn Trà - Điện Ngọc), cho biết: “Dự án xây kè chắn sóng ven biển sẽ được khởi công vào ngày 20/2”. |
(Theo Tiền Phong)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.