Bi hài xuất ngoại chữa bệnh
(19:35:31 PM 18/06/2011)
Có nhiều căn bệnh có thể chữa trị trong nước thay vì lựa chọn xuất ngoại. Ảnh: Lê Nguyễn.
Dịch vụ đắt đỏ
Không chỉ mời gọi bằng các cuộc gặp mặt với các giáo sư, bác sĩ từ các bệnh viện ở Thái Lan, Singapore sang Việt Nam, nhiều trang rao vặt cũng ồ ạt đăng quảng cáo dịch vụ đưa người ra nước ngoài chữa bệnh trọn gói.
Tại TPHCM, gần như thành lệ, tuần nào các văn phòng đại diện ở đây cũng tổ chức tư vấn miễn phí các bệnh lý gan mật, ung thư, tim mạch… và mời chào người bệnh tham gia.
Sau phần tư vấn, đề tài được nhân viên các văn phòng xoáy vào người bệnh nhiều nhất là ra nước ngoài chữa bệnh. Họ quảng cáo với người bệnh các bệnh viện hiện đại, bác sĩ chuyên môn bậc thầy của thế giới, và hầu như chữa lành tất cả các bệnh…
"Nhu cầu chữa bệnh của người Việt ngày càng tăng nên việc các "cơ sở hai" ra đời để hút khách sang nước ngoài là điều dễ hiểu"- một bác sĩ làm ở BV Ung bướu TPHCM cho biết. Theo người này, mỗi năm tại bệnh viện này có ít nhất hơn 500 bệnh nhân ra nước ngoài điều trị.
Đại diện của một bệnh viện ở Bangkok tại TPHCM cho biết, từ năm 2000 đến nay, đã có ít nhất 5.000 bệnh nhân được tư vấn sang Bangkok chữa bệnh.
Trong một chương trình tư vấn trọn gói sang Thái chữa bệnh do bệnh viện B. ở Thái Lan có văn phòng tại TPHCM tổ chức mới đây, nhân viên của văn phòng này quảng cáo ở bệnh viện của cô ở Thái có vài khách sạn hạng sang dành cho người nước ngoài trú ngụ khi chữa bệnh; người bệnh được vận chuyển bằng máy bay trực thăng… sang tận nơi.
Tại đây, người bệnh được đón nhận như một thượng đế thực sự. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cũng té ngửa khi giá cả dịch vụ tại đây được tính bằng từ vài ngàn cho đến cả 100 ngàn USD.
Không chỉ làm chức năng một phòng khám quốc tế, thấy tình trạng người Việt đổ xô ra nước ngoài chữa bệnh, từ 2 năm nay phòng khám quốc tế O. nhảy sang kinh doanh thêm dịch vụ vận chuyển trọn gói người Việt ra nước ngoài khám chữa bệnh.
Nơi đây, ngoài vận chuyển bằng máy bay, có bác sĩ theo sát người bệnh, còn lo từ A đến Z các dịch vụ khác cho thân nhân cũng như người bệnh.
Giá cả của mỗi lần vận chuyển được biết không dưới 50.000 USD. Tuy nhiên, theo một nhân viên của phòng khám này, mỗi tháng, họ đưa 100-150 người Việt ra các nước, chủ yếu sang Singapore và Mỹ.
Trong khi đó, Bệnh viện FV cũng liên kết với Viện Tim Quốc gia Singapore để đưa bệnh nhân trong nước có nhu cầu sang điều trị bệnh tim mạch tại Singapore và tiếp nhận bệnh hậu phẫu từ Singapore sau khi về Việt Nam để thăm khám và theo dõi tiếp.
Một số công ty của Úc triển khai luôn cả máy bay chuyên dụng cấp cứu tại Việt Nam. Chi phí cho mỗi lần vận chuyển trên máy bay lên đến cả trăm nghìn USD sang Úc để chữa bệnh.
Phẫu thuật các bệnh lý phức tạp, nhiều bác sĩ trong nước đã có thể ngang tầm nước ngoài. Ảnh: L.N.
Cạn tiền vì… xuất ngoại
Thấy hai đại gia ở cùng khu phố trở về sau hơn một tháng ghép tạng và đặt stend mạch máu não được cho là đã thành công từ một bệnh viện tại Singapore, chị Hoài Anh 42 tuổi ở quận Gò Vấp lân la hỏi chuyện tìm cách cứu đứa con 16 tuổi bị tim bẩm sinh.
Cuối năm ngoái, sau khi làm quen được với một văn phòng chuyên làm dịch vụ đưa người Việt qua Singapore chữa bệnh, chị đã "đặt trọn niềm tin" vào dịch vụ này với giá 30.000 SGD-đô singapore.
"Nhà nó nghèo nhưng chỉ có được mụn con trai, không may gặp bệnh nên nó phải chạy mượn tiền bên nội ngoại, chứ hai vợ chồng làm giáo viên lương chỉ đủ ăn" - Bà Hòa, mẹ chồng của chị Anh kể lại.
Đã gần 3 năm kể từ ngày chồng đi chữa bệnh từ Thái Lan về nhưng chị Hải Yến 46 tuổi ở quận 7, vẫn chưa thể trả hết nợ. Chị Yến kể: "Khi bệnh viện ở TPHCM phát hiện chồng tôi bị rối loạn tủy, tôi đã đưa chồng sang Thái Lan điều trị hết hơn 50.000 USD, chưa kể chi phí đi lại, ăn ở".
Giờ sổ đỏ ngôi nhà 2 tầng trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 của chị Yến vẫn đang nằm ở ngân hàng, còn bệnh tình của chồng vẫn không thuyên giảm.
Nhiều bạn bè của chị Yến cũng ra nước ngoài chữa bệnh. Chị Yến kể, anh Hà ở quận 3 trước đó được BV Chợ Rẫy xác định bị suy thận mãn giai đoạn cuối cần phải ghép.
Tuy nhiên, do bạn bè quảng cáo một bệnh viện ở Singapore chuyên về ghép tạng với các chuyên gia hàng đầu thế giới khiến anh Hà bỏ ngỏ lời đề nghị ghép tạng của bác sĩ BV Chợ Rẫy. Sau khi tham vấn dịch vụ đưa người ra nước ngoài ở quận 1, họ cho biết bệnh viện F. ở Singapore là nơi lý tưởng để anh Hà điều trị.
Tuy nhiên, theo chị Yến cầu nối là công ty tư vấn ở quận 1 chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn như dịch hồ sơ bệnh án, xác nhận các xét nghiệm… và quảng cáo "lên mây", còn khi anh Hà đặt chân tới bệnh viện thì thất vọng vì cơ sở vật chất cũng… thường thường như bệnh viện Việt Nam.
"Phóng lao thì phải theo lao, anh Hà đã chi hơn 3.000 USD cho chuyến đi và 2.000 USD cho các xét nghiệm trước phẫu thuật nên không thể không điều trị được" - chị Yến kể.
Theo các văn phòng đại diện của các bệnh viện ở Singapore, Thái Lan…tại Việt Nam, mỗi ca ghép thận ở các nước này giá bèo nhất cũng 30.000-50.000USD; trong khi ở Việt Nam, khi bệnh nhân có người thân cho tặng nội tạng thì mỗi ca ghép tạng tổng chi phí khoảng 80 triệu đồng, trong đó người có bảo hiểm y tế được chi trả 20 triệu đồng.
|
Bài 2: Tiền đi, bệnh ở lại
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.