»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:08:38 PM (GMT+7)

Bi hài ở nơi phải phấn đấu có hai quý tử

(19:48:19 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Hầu hết các cặp vợ chồng ở hai xã Bắc Sơn và Hải Sơn (thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) đều cố gắng sinh được hai đứa con trai để một đứa cúng cha, một đứa cúng mẹ. Gia đình nào có điều kiện mà không thể đẻ được thì đi mua.

Hầu hết các cặp vợ chồng ở hai xã Bắc Sơn và Hải Sơn (thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) đều cố gắng sinh được hai đứa con trai để một đứa cúng cha, một đứa cúng mẹ. Gia đình nào có điều kiện mà không thể đẻ được thì đi mua.

 

Nhìn bề ngoài, ngôi nhà của vợ chồng anh Phùn Văn An khá tinh tươm. Thực tế, đây là nhà do dự án di dân ra vùng biên giới xây tặng.

 

Căn nhà nhỏ này phải chắp vá thêm nhiều để có đủ chỗ cho đại gia đình tá túc nên bên trong rất xập xệ. Anh An 45 tuổi có tới 12 đứa con, trong đó có một cháu là con nuôi. Thực ra, đầu năm nay, vợ anh vừa vượt cạn nhưng bất thành, nếu không, cộng cả con nuôi, anh chị đã có 13 đứa.

 

Cách đây ba năm, vợ chồng anh mua cậu con nuôi này với giá hai triệu đồng của một người đàn bà bị bỏ rơi. Sở dĩ họ phải nhận thêm con vì trong 11 lần sinh nở, vợ anh chỉ đẻ được một thằng cu, còn lại toàn con gái. Năm 2008, chị vợ tiếp tục mang bầu mong tậu thêm được con trai từ khúc ruột của mình.

 

Thế nhưng, ở tuổi 45, sinh nở khó mẹ tròn con vuông, người ta phải chuyển chị xuống bệnh viện Móng Cái nhưng vẫn không thể cứu được đứa bé.

 

Những gia đình có tới 6-7 đứa con ở Hải Sơn và Bắc Sơn rất nhiều. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam.

 

Những đứa con của anh chị lớn dần nhờ củ sắn, củ khoai. Bốn đứa đầu đã yên bề gia thất khi tuổi vừa 17-18 và có một điểm chung là không ai đẻ dưới hai con. Trong đó người con thứ hai là Phùn Thị Chắn đã có tới bốn con. Dù đã có hai con trai rồi nhưng khi được hỏi "Có đẻ nữa không", Chắn cười thật thà: "Không biết". Hai em gái của Chắn vừa học chưa hết lớp 9 thì ở nhà chờ lấy chồng.

 

Cũng phải chạy đua để có hai con trai nên vợ chồng anh Háo A Lục ở bản Thán Phún Xã có tới 10 con, đứa nhỏ nhất vừa được sinh năm ngoái. Có thể số con của A Lục sẽ không dừng lại vì vợ chồng anh mới có một con trai.

 

Chị Lê Thị Mai, cán bộ chuyên trách dân số xã Hải Sơn bày tỏ: "Vì quan niệm này nên số cặp vợ chồng có 7-8 con ở đây nhiều lắm, chính tôi cũng không thể nhớ hết. Còn số gia đình có 5-6 con chiếm khoảng một nửa trong số 214 hộ dân".

 

Chị cho biết, người Dao ở đây cho rằng, phải có hai đứa con trai để một đứa cúng cha, một đứa cúng mẹ. Gia đình nào có điều kiện mà không thể đẻ được hai quý tử thì sẽ đi mua, còn không thì cứ tiếp tục "phấn đấu".

 

Gia đình anh Đặng Văn Kim, xóm 3, bản Pò Hèn, có sáu đứa con và hầu như năm nào cũng thiếu ăn tới 6 tháng. Không có điều kiện cơi nới căn nhà chật hẹp nên anh được chính quyền xây tặng ngôi nhà đại đoàn kết nhưng điều kiện sống vẫn không được cải thiện.

 

Hôm phóng viên đến, trong khi anh đang ăn sáng bằng rượu suông với người hàng xóm thì mấy đứa con nhỏ tha thẩn ngoài sân, không có quần mặc, chỉ mong manh cái áo cộc, khi sương giá còn phủ đầy trên đỉnh núi.

 

Năm 2008, trong tổng số 25 ca sinh ở Hải Sơn có 11 ca là con thứ ba trở lên. Hai tháng đầu năm nay, xã có 10 người sinh thì ba là con thứ ba. Hiện Hải Sơn có 10 phụ nữ mang bầu, trong đó có hai là mang thai đứa thứ ba trở lên.

 

"Cứ tình trạng này, mục tiêu giảm sinh con thứ 3 trở lên dưới 40 phần trăm trong năm 2009 của xã khó đạt được", chị Mai lo lắng.

 

Khác với Hải Sơn, Bắc Sơn không có những cặp vợ chồng đứng trong tốp người có 10 con trở lên nhưng số cặp có 5-6 đứa thì cũng rất nhiều. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên của Bắc Sơn năm 2008 chiếm gần 40 phần trăm. Theo y sĩ Phạm Văn Chung, trưởng trạm Y tế xã Bắc Sơn, từ đầu năm đến nay xã đã có ba người sinh con thứ ba trong tổng số năm ca sinh.

 

Hiện còn bảy người mang thai, trong đó có hai người mang thai con thứ ba trở lên. Nhiều khi, cán bộ dân số cũng phải bó tay bởi tuyên truyền chán nhưng dân vẫn không thay đổi.

 

Trường hợp chị Hảo thị Phượng, thôn Lục Phủ. Khi PHượng sinh đứa thứ hai, cán bộ dân số vào vận động và chị đã đi đặt vòng. Thế rồi, thấy hàng xóm cứ đẻ tằng tằng, Phượng đi tháo vòng trộm. Khi Phượng có mang đến ngày gần sinh, cán bộ dân số mới biết nên không kịp trở tay.

 

(Theo Phụ Nữ Việt Nam)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bi hài ở nơi phải phấn đấu có hai quý tử

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI