»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:45:33 PM (GMT+7)

Bề nổi

(19:50:38 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Có lẽ chưa bao giờ truyền thông vào cuộc về môi trường dồn dập như thời gian gần đây song có lẽ cũng chưa bao giờ người ta cảm thấy băn khoăn về chất lượng truyền thông môi trường như hiện nay.

Có lẽ chưa bao giờ truyền thông vào cuộc về môi trường dồn dập như thời gian gần đây song có lẽ cũng chưa bao giờ người ta cảm thấy băn khoăn về chất lượng truyền thông môi trường như hiện nay.

 

Trên là khu chợ đông đúc, dưới là những lớp đất đá và dòng sông ô nhiễm đang chảy xiết (ảnh: Lã Cẩm Vân)

 

Xôm tụ nhất chắc là từ vụ cảnh sát môi trường công bố hôm 13/9/2008 Vedan có hệ thống bí mật xả nước thải ra sông Thị Vải. Mùi thối lưu cữu ở sông Thị Vải gần hai chục năm nay loang nhanh ra cả nước nhờ truyền thông hùng hậu. Từ bấy đến nay, chủ đề gần như thường trực trên các báo đài là ô nhiễm. Hôm trước nói ô nhiễm, hôm sau quay phim ô nhiễm.

 

Đọc không chán, nghe không nhàm, xem không mỏi mắt. Ít nhất thì đấy cũng là đánh giá của bản thân truyền thông dù hầu như chẳng có ai điều tra cảm xúc của độc giải trước cơn xúc động dâng trào của báo chí. Phóng viên lao vào viết về ô nhiễm, ban biên tập các cơ quan truyền thông chỉ đạo đưa tin về ô nhiễm như thể lên đồng.

 

Vedan có lẽ là một trong những ví dụ điển hình của nghệ thuật truyền thông. Với đầy đủ yếu tố của một vụ việc hấp dẫn - bí mật hành sự, gian dối có hệ thống bằng thủ đoạn kỹ thuật cao, tóm thủ phạm sau nhiều ngày đêm nằm gai nếm mât, sau khi dùng cả vệ tinh để thu thập bằng chứng, giải tỏa nỗi ẩn ức bao năm trời về việc thấy nước thối đen mà không sao tìm ra thủ phạm, v.v… – vụ Vedan là cái cớ để truyền thông phản ánh đề tài lâu nay vốn bị xem là khô khan nhất.

Không ít báo đài còn phơi phới đem đề tài cũ ra xào nấu, làm mới mà không mang tiếng dồn công chúng vào tình thế cảm thấy chán phè. Mùi thối của những Tô Lịch, Nhuệ, Đáy, Sài Gòn, Đồng Nai, Cầu, Hồng, còn nhơn nhơn ra đấy cơ mà.

 

Chính các thông tin thu tập được từ hoạt động điều tra công phu khiến cho vụ Vedan vốn không mới trở nên mới, mới hơn bao giờ. Đáng tiếc, tạo nên cái mới đó, không phải là báo chí, không phải là các nhà báo môi trường, không phải là các phóng viên chuyên về điều tra. Đây có phải là cá biệt?

 

Vụ hai phóng viên báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ vừa bị xử lý hình sự, bất cứ nhà báo có lương tri nào cũng mong muốn chia sẻ những thiệt thòi mà họ chịu đựng. Họ là những người đứng mũi chịu sào, chịu thay cho các đồng nghiệp cùng tham gia tác nghiệp vụ tiêu cực xôn xao một thời. Họ là tấm gương về những nhà báo dám dấn thân vào nguy hiểm, dám chịu trách nhiệm.

 

Đúng như nhân cổ nhân nói, chỉ có không làm gì mới không mắc sai lầm. Thử thẳng thắn nhìn nhận những bài báo mà vì chúng họ bị rơi vào vòng lao lý, câu hỏi đặt ra là có hay không yếu tố điều tra của nhà báo.

 

Có người nói, nếu không thực hiện điều tra, làm sao họ có được thông tin từ một số quan chức cảnh sát để làm nên bài viết về vụ tham nhũng ở PMU 18. Câu hỏi đặt ra là, thông tin mới lấy từ một nguồn, không có kiểm chứng độc lập, nhà báo không trực tiếp hoặc gián tiếp đi xác minh, có thể gọi đó là điều tra hay chưa. Thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng, khi đưa lên báo, nhà báo chưa sòng phẳng với độc giả, chưa nói thẳng tình trạng thông tin mà mình mới thu thập được bước đầu với chí ít một cậu chẳng hạn “chưa có nguồn tin độc lập kiểm chứng”. Một bài như thế có thể gọi là bài phản ánh chưa, và càng có thể gọi là bài điều tra chưa?

 

Vụ Vedan, công đầu điều tra thuộc về cảnh sát môi trường. Song chả nhẽ nhà báo không còn việc gì để điều tra ngoài việc đến hết cơ quan này, gặp hết quan chức kia chỉ để làm mỗi việc là cái loa cho họ?

 

Nước thải Vedan không xử lý đổ ra sông Thị Vải đóng góp bao nhiêu phần trăm cho cái màu đen quánh của sông Thị Vải? Nước thải Vedan có thành phần chính nào mà không có trong nước thải của các cơ sở khác cũng đổ nước thải vào Thị Vải không, thành phần đó có tìm thấy trong nước sông Thị Vải không? Các thành phần thải đặc trưng ở sông Thị Vải là gì, có nguy cơ gây ra hiện tượng gì cho động thực vật, cho người không? Mô hình bệnh tật của cư dân sống xung quanh các cơ sở Vedan, xung quanh sông Thị Vải, sử dụng các sản phẩm được tưới tiêu từ nước sông Thị Vải, ra sao?

 

Các câu hỏi đại loại như vậy, cơ quan quản lý hay nghiên cứu nào đã có câu trả lời chưa? Nếu chưa, vì sao? Trách niệm của các cơ quan có trách nhiệm làm sáng tỏ các vấn đề cụ thể đó là ở chỗ nào? Làm thế nào để thúc đẩy các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc để làm sáng tỏ các vấn đề đó? Nếu có rồi rồi, các trả lời đó thế nào? Từ các trả lời đó, đối chiếu với thực tế mà nhà báo phải xuống hẳn hiện trường tìm hiểu, có gì giống, khác nhau, có gì mới? Vì sao?

 

Để xảy ra vụ Vedan kéo dài hơn chục năm trời, ngoài trách nhiệm của địa phương, Bộ Tài nguyên&Môi trường, cụ thể là lãnh đạo Bộ Tài nguyên&Môi trường, có phải chịu trách nhiệm gì không? Vì sao?

 

Ngoài các sơ hở về mặt pháp lý chưa cho phép xử lý Vedan ở mưc cao nhất mà công chúng mong đợi, còn có lý do chủ quan nào không? Nếu có, đấy là yếu tố nào? Có thu thập được không, làm rõ được không?

 

Để vận động công chúng thực hiện quyền tối thượng của mình tẩy chay sản phẩm của Vedan, cần phải làm các thao tác pháp lý, thu thập chứng cứ gì, hay chỉ đơn thuần kêu gọi công chúng trên báo đài là đủ? Từ vụ Vedan này, làm thế nào nhà báo có thể tự phát hiện các vụ Vedan khác? V.v…

 

Những câu hỏi đại loại như vậy, các báo đài đề cập đến đâu, đề cập thế nào? Có thể nói mà không sợ sai rằng rất sơ sài nếu không muốn nói là hầu như không làm. Có chăng cũng chỉ lại là ý kiến của nhà khoa học nọ, nhà quản lý kia đá qua gọi là. Có báo có vẻ thể hiện tính điều tra nhưng hóa ra cũng chỉ dừng lại ở việc hỏi vài cư dân bản địa với các câu trả lời khơi khơi như “nước ở đây rất thối”, “sức khỏe của chúng tôi bị giảm sút”, v.v…

 

Một trong những đặc trưng nổi bật của báo chí điều tra của chúng ta có lẽ là điều tra từ hội thảo. Đã thế, không nhiều nhà báo tiến hành điều tra đến cùng theo đúng nghĩa đen, không chịu ngồi cho đến cùng một hội thảo.

 

Tiến bộ hơn, một số nhà báo sau đó gặp một số đại biểu để làm rõ hơn vấn đề mình quan tâm. Và đại đa số dường như cũng chỉ dừng lại ở đó. Kết quả là một bài phản ánh, một bài điều tra thấy xuất hiện toàn gương mặt của quan chức, của nhà khoa học.

 

Vắng như lá mùa thu hình ảnh của nhà báo với tư cách là tác giả của bài báo xông pha hiện trường để làm sáng tỏ những vấn đề mình thu nhận được từ các nguồn chính thống lưu cữu đầy ở các phòng lạnh.

 

Càng vắng hơn các sự kiện mang tính phát hiện của bản thân nhà báo, được nhà báo tìm thấy trong quá trình lăn lộn với cuộc sống. Thật không thể hiểu nổi hiện tượng số lượng nhà báo ngày càng tăng, số lượng các tin bài ngày càng nhiều, nhưng các nhà báo thực sự hành nghề theo đúng nghĩa nhà báo, các tin bài thực sự mang tính báo chí, lại ngày càng khó tìm.

 

Một trong những ví dụ điển hình mang tính lương tri có lẽ là câu chuyện những con chim hoang dã bị vặt trụi lông bày nghênh ngang giữa lòng Hà Nội với khoảng thời gian không ngắn hơn thời gian Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vedan đổ bậy nước bẩn ra đường cái quan.

 

Bao nhiêu nhà báo môi trường công tác ở Hà Nội chưa nhìn hoặc chưa nghe thấy cảnh những con chim còn sống mà lông bị vặt trụi bày dăng dăng dọc đường Hoàng Hoa Thám, cách Văn phòng Chính phủ chỉ đôi trăm mét? Có thể trả lời mà không sợ sai rằng hầu như không có ai. Thế thì tại sao chưa có bất cứ bài báo điều tra nào về hiện tượng phá hoại môi trường rõ mười mươi này, về một hành động vô lương tâm, vô nhân đạo ngay giữa lòng thành phố được mệnh danh hai chữ Hòa Bình?

Ở đây tôi muốn nói bài điều tra, chứ không phải là chỉ phản ánh khơi khơi nơi đấy có hiện tượng đó.

 

Ngay cả các tác phẩm điều tra môi trường đoạt giải báo chí, nếu xem xét kỹ, cũng không khó khăn để nhận ra các thông tin, số liệu đưa vào bài chủ yếu cũng là từ phòng làm việc, thay vì từ hiện trường, một trong những đặc trưng sống còn để một nhà báo trung thực dám đặt hai chữ Điều Tra vào bài báo của mình.

 

Thật tiếc với vụ dự án xây dựng khu du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Tam Đảo năm 2007 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc, một nhà báo lặn lội vào tận sào huyệt của vùng lõi gần một tuần trời, với sự yểm trợ của một tiểu đội bộ đội địa phương, lại không đoạt giải dù loạt bài 10 kỳ của anh đăng trên một trang web không phải báo điện tử ngồn ngộn hơi thở của cuộc sống.

 

Anh lặn lội vào đó chỉ để tìm hiểu và chứng kiến mỗi một điều, có không rừng lùn, một hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng trên núi cao đá vôi vốn rất hiếm gặp ở Việt Nam; có không việc dự án du lịch lấy đi 300 ha vùng lõi một vườn quốc gia được ví như lá phổi của miền Bắc sẽ làm mất đi hệ sinh thái đặc trưng ấy. Và từ trung tâm sự kiện, với những con vắt bắn cả vào người dù đã nằm trên võng khô, đã chọn chỗ cao ráo để qua đêm, anh hình dung và cầm bút viết.

 

Các tác phẩm về vụ việc này được ca ngợi, được mang ra nước ngoài triển lãm cho các đồng nghiệp báo chí ngoại quốc chiêm ngưỡng, trừ tác phẩm của anh. Có tác phẩm thậm chí đoạt giải nhất cuộc thi báo chí môi trường quốc gia lần thứ nhất hồi gần nửa đầu năm 2008.

 

Nhưng khi vụ việc chưa đi đến hồi kết, các nhà báo có thương hiệu không hề có ý đồ làm cuộc điều tra riêng biệt để làm sáng tỏ vấn đề. Thay vào đó, họ đưa ra hàng đống lý do chính đáng: BẬN.

 

Ở nước Việt ta thời đổi mới, thật khó tìm được ai dám nói rằng mình không bận. Các nhà báo môi trường Việt Nam có lẽ cũng thuộc hàng bận nhất thê giới. Nhưng, thử hỏi, chúng ta bận làm gì nhỉ?

 

NB&MT

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bề nổi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI