Bà mẹ gần 40 tuổi có 12 con
(19:49:30 PM 18/06/2011)
Tính đến nay vừa tròn 20 năm, anh Ngô Doãn Năm và chị Nguyễn Thị Hải có tới 12 mặt con, bảy cậu con trai, năm cô con gái. Hơn chục cái miệng ăn chỉ trông vào mấy sào ruộng khoán, cộng với tăng gia mấy con gà con vịt nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
Gian nan từ thuở mới về
Đi đến đầu làng Cổ Bản (xã Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội), hỏi nhà anh Ngô Doãn Năm, ai cũng biết, cũng cười tươi chỉ đường. Lý do đơn giản là vì cả làng, cả xã ai chẳng biết đến thành tích đẻ tới 12 đứa con của anh chị. Người ta có nhiều lời giải thích cho cái thành tích ấy của anh chị. Nhưng điều quan trọng nhất là vì thành tích ấy mà gia cảnh nhà anh ngày một khốn khó.
Năm 1988, anh Năm kết hôn với chị Nguyễn Thị Hải, người làng Do Lộ (Yên Nghĩa, Hoài Đức) cách đó chẳng bao xa. Cưới nhau rồi, cả hai bên nội ngoại không cho anh chị lấy một mẩu đất. Không tấc đất cắm dùi, đôi vợ chồng trẻ phải lang thang “đầu đường xó chợ”, dựng lều hết chỗ này đến chỗ khác mà ở. Khi nào người ta đuổi lại “chạy”, tìm chỗ khác. Mãi đến đầu năm 1990, khi mẹ anh Năm mất mới di chúc lại cho anh một vuông đất nhỏ trong làng. Chạy vạy khắp nơi, anh chị cũng chỉ dựng được một căn nhà cấp 4 tạm bợ, đủ để che nắng, che mưa.
Căn nhà mái tôn được dựng tạm trên đất thuê của xã để bọn nhỏ di cư ra đó
Cả hai anh chị không có được một nghề ổn định. Ngoài hai sào chín thước ruộng khoán, anh chị cũng chỉ biết nuôi thêm vài con gà, con lợn để tăng gia. Ngày ngày, anh vẫn đi khắp các ao, chuông đánh cá. Mùa vụ, chị đi gặt thuê cho người ta, kiếm thêm mấy đồng.
Khó khăn là thế, nhưng anh chị lại có tới cả một tá con. Từ khi lấy nhau, chị cứ sòn sòn năm một. Đứa này chưa kịp cai sữa thì bụng chị đã lùm lùm rồi. Đứa lớn sinh năm 1989, vừa lấy chồng chưa lâu. Đứa bé mới cất tiếng khóc chào đời hôm 9/1 vừa rồi. Tính đến nay vừa tròn 20 năm, anh chị có tới 12 mặt con, bảy cậu con trai, năm cô con gái. 12 lần vượt cạn, 11 lần chị tự sinh ở nhà, duy chỉ có con bé thứ 12 này chị đi viện khám thế là đẻ luôn ở đó, không kịp về nhà.
Cứ đẻ được vài hôm, chị lại cùng anh ra đồng làm, kiếm cơm nuôi bọn nhỏ. Riêng chuyện lo đủ cơm cho từng ấy miệng ăn đã là chuyện khó rồi. Thế nên, từ hồi dựng lên, anh chị chẳng có cơ hội sửa lại căn nhà. Vừa rồi, nhà nước thu hồi hết sạch đất trồng lúa của nhà chị để làm khu công nghiệp, anh chị được đền bù một chút mới sửa sang lại ngôi nhà cho tươm tất hơn. Đồng thời cũng thầu một cái ao nhỏ của làng, thả cá một nửa, một nửa lấp đi nuôi lợn, nuôi gà. Kinh tế có khá lên đôi chút nhưng cũng chỉ đủ để nuôi sống “đại gia đình” mà thôi.
Trong căn nhà bé xíu, trống trơn, có lẽ chỉ có chiếc ti vi cũ rích là món đồ đáng giá. Đàn con nheo nhóc, đen đúa, đứa nào cũng gầy gò, khó có thể phân biệt đâu là anh, đâu là em. Anh Năm gầy, đen sạm. Chị Hải mới vừa tròn 40 mà trông hốc hác, tiều tuỵ, già hơn nhiều so với cái tuổi của mình. Nỗi lo cơm áo cho hơn chục nhân khẩu khiến anh chị chẳng có thời gian mà để ý tới bản thân mình.
Trong nhà trống trơn, không có lấy một vật dụng đáng giá
Cố cho con ăn học đến nơi đến chốn
Dẫu kiếm cái ăn còn khó, nhưng anh chị luôn quyết tâm để bọn trẻ được đến trường. 12 đứa, đứa nào cũng được đi học đúng tuổi. Chị Hải tâm sự: “Bây giờ chúng nó ra ngoài mà không có cái chữ chỉ có chết đói. Nhà tôi khó đến đâu đi chăng nữa cũng phải cố cho chúng nó ăn học đến nơi đến chốn”.
Nhà khó khăn, việc học hành của các con chị vì thế mà cũng phập phù. Đứa lớn trông đứa bé nên thời gian học tập chẳng được là bao. Chỉ có con bé thứ ba, hồi học tiểu học được giấy khen. Nhưng sau rồi nhà khó khăn quá lại phải bỏ dở, nhường việc học cho các em.
Những đứa con nhà chị đều rất ngoan ngoãn. Bố mẹ đi làm vắng vẫn biết tự trông nhau. Thằng thứ tư tên Tiền đáng tuổi học lớp 9 mà người bé như học sinh tiểu học. Thế mà nó đã phải “phụ trách” một lũ em, lại còn nấu cơm, nấu cám nuôi gần chục con lợn. Nhiều hôm, nó còn theo bố đi đánh cá khắp đồng.
Những đứa trẻ đen đúa, gầy gò nhưng đã biết tự trông nhau
Cái mong muốn cho bọn trẻ được ăn học đến nơi, đến chốn của anh chị dường như quá xa vời khi mà nỗi lo cơm áo còn đè nặng lên chính những đứa nhỏ. Bây giờ, ruộng thì đã bị thu hồi hết, không làm được nữa. Cả nhà chỉ trông vào việc chăn nuôi là chính. Thế mà cơn lũ lịch sử hồi cuối tháng 10 năm ngoái làm cho gia đình chị đã nghèo lại thêm túng bấn.
Hơn một sào ao thả đầy cá đang đợi sang đông sẽ đánh thì lũ tràn bờ, cá kéo nhau đi hết, anh chị chỉ biết đứng nhìn mà trách ông trời. Ngót 200 con vịt, con ngan cũng bơi theo dòng lũ đi đâu mất tăm. Rồi dịch bệnh, đàn lợn lăn ra ốm chết, anh chị lại một phen mất trắng.
Đứa trẻ thứ 12 vừa trào đời lại tăng thêm gánh nặng cho anh chị. Nhưng người đàn bà đen đúa, hốc hác ngồi ôm đứa con mới được mới ngày tuổi kia vẫn nói như đinh đóng cột: “Nhà tôi đẻ được thì sẽ nuôi được. Làm sao cho chúng có cái ăn, cái mặc, được đi học là tốt rồi!”
(Theo Dân Trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.