41 tuổi, đẻ 16 con
(19:34:08 PM 18/06/2011)
Đi tìm “vua đẻ” 41 tuổi
Chính biệt danh này, mà “tên tuổi” của bà Lý Thị Sú, người dân tộc H’Mông, ở bản Ngài Là Thầu, xã Lao Chải (Vị Xuyên, Hà Giang) nổi… như cồn. Nay ở cái tuổi 41, bà đã có 2 con dâu, 3 con rể và 11 đứa cháu nội, ngoại.
Để được “yết kiến” cái sự đẻ… “vĩ đại”, khủng khiếp này, tôi đã vượt hơn 40km từ TP. Hà Giang tìm về Ngài Là Thầu.
Đường vào bản độc đạo, toàn đá và vực, khiến ôtô “chịu chết”, nên chỉ còn một cách duy nhất là… cuốc bộ.
Anh Cư Seo Chớ (trái), chị Lý Thị Sú (phải) và ông bà nội cùng các con, cháu, chắt.
Leo hết con dốc này, đến con đèo nọ, trồi lên hàng chục đỉnh núi, ai nấy mồ hôi nhễ nhại, thở ra cả lỗ tai mà vẫn chưa tới nơi. Gần 16h chiều chúng tôi mới đặt chân tới bản. Ngài Là Thầu nằm giữa lưng chừng núi, tựa lưng vào dãy Tây Côn Lĩnh hùng vĩ. Xa xa lổm nhổm những ngôi nhà vách đất, lợp Phibrôximăng đã ố màu.
Để giao tiếp, chúng tôi phải nhờ đến Trưởng bản Cư Seo Sàng phiên dịch. Vốn tiếng Kinh ít ỏi, cộng thêm không biết chữ, nên ông Sàng cũng chỉ dịch được vài câu như trẻ… tập nói.
Ông Sàng cho biết, bản có 49 hộ/280 nhân khẩu, nhưng có đến 90% hộ nghèo, đói. Ruộng bậc thang chỉ có gần 10 ha, nên chè được coi là cây mũi nhọn của bản. Khổ nỗi, chè liên tục mất giá, lúa thì mất mùa, nên cuộc sống người dân nơi đây luôn chìm trong nghèo, đói…
Đặc biệt, bản có hơn 90% số người không nói được tiếng Kinh và 96% mù chữ. Chỉ có mấy cô, cậu đang học cấp 1 bặp bẹ được vài câu phổ thông. Trẻ em nơi đây đa số học hết lớp 3 - 4 là bỏ, mà theo ông Sàng thì: “Học cho có học thôi! Chứ lớp 5 rồi còn chưa biết đọc à!”. Cả bản chỉ có ông Ma Văn Hầu là học hết lớp 12 và được coi là “trạng” của bản, hiện là Phó chủ tịch UBND xã Lao Chải.
Dân ở đây lạ lắm, hỏi gì cũng lắc đầu, chỉ trả lời mỗi câu… “chư pâu” (không biết), bởi họ không nói được tiếng Kinh. Khổ nhất là những đứa trẻ, gặp người lạ, đứa thì nép vào xó nhà, đứa thì luồn xuống háng ôm chặt đùi người lớn, rồi khẽ hé ánh mắt “hoang dại” nhìn chúng tôi lạ lẫm như gặp người… ngoài hành tinh.
Đẻ hết trứng mới thôi!
Bước vào ngôi nhà “đặc biệt” ấy, tôi ngỡ ngàng với người đàn bà 41 tuổi, mà trông như bà lão 65 tuổi. Chị đang xay ngô, lưng địu đứa bé chừng một tuổi. Ngồi cạnh bếp là anh Chớ, mang khuôn mặt khắc khổ, già nua như ông cụ 60. Khuôn mặt của anh chẳng ăn khớp gì với cái tuổi 47.
Gia đình chị Lý Thị Sú một tháng có tới 5 đứa trẻ ra đời.
Anh Chớ chỉ về phía người đàn bà đang xay ngô bảo: “Vợ mình đấy, còn đứa bé là con gái út mình. Vợ nó không nói được tiếng Kinh đâu! Cả nhà mỗi mình là nói được thôi à!”. Tôi nhìn xung quanh nhà, nhưng chẳng thấy thứ gì đáng giá, ngoài cái chảo xao chè và chiếc vòng đồng khá to, xâu vài đồng tiền xu, là “bảo bối” hành nghề thầy cúng của anh Chớ.
Hỏi chuyện đẻ nhiều, Chớ chưa trả lời, mà ôm điếu gân cổ rít, khiến nước trong điếu sôi òng ọc, rồi ngửa cổ nhả khói. Chớ thều thào bằng cái giọng lơ lớ tiếng Kinh, khoe kỷ lục của mình: “Vợ mình đẻ 16 lần rồi, nhưng mấy lần đẻ non, nó không sống được bỏ mình đi rồi, giờ còn 11 đứa thôi! 5 trai, 6 gái. Nay mình có 2 con dâu, 3 con rể và 11 đứa cháu nội, ngoại rồi đấy!”.
16 người con được bà Sú sinh ra trên chiếc giường này.
Tôi hỏi: “Sao bác đẻ nhiều thế, chính quyền họ không nói gì sao? Anh Chớ hồn nhiên: “Biết làm sao được, vợ mình nó toàn ở trong nhà thôi à!”. “Thế bây giờ bác còn đẻ nữa không?” – tôi hỏi. Chớ giật nảy như đỉa phải vôi, khi tôi vô tình chạm vào “quyền lợi đẻ” của ông: “Có chứ! Vợ mình nó đẻ mà, mình có đẻ đâu! Nếu ông trời cho đẻ nữa, thì đẻ hết trứng mới thôi!”.
Nghe chồng nói vậy, bà Sú tỏ vẻ tự hào, vì con cái đứa nào cũng chịu khó làm nương, nên bà ít phải động tay đến việc. Đúng hơn, từ khi lấy chồng bà chỉ hoàn thành xuất sắc một việc là… đẻ. Cũng phải, bởi lấy chồng năm 17 tuổi, 18 tuổi sinh con đầu lòng và khi 41 bà đã trải qua 16 lần sinh. Trung bình cứ 14 tháng lại… đẻ, thì còn đâu thời gian mà động tay đến việc.
Chớ lý giải: “Ngày xưa bố mẹ sinh được mỗi mình, không anh em buồn lắm, ốm đau không có ai chăm sóc, nên mình phải đẻ thật nhiều cho có anh, có em”.
“Noi gương” mẹ, cô con gái đầu Cư Thị Mài, nay mới 23 tuổi, nhưng cũng đã trải qua 6 lần sinh. Nhưng buồn thay 3 đứa đã chết khi mới lọt lòng. Chúng tôi quyết leo núi để gặp “hậu duệ” vua đẻ. Nhưng vừa leo được nửa đường, thì một người dân cho biết Mài vừa sinh. Theo phong tục, người lạ không được vào nhà, nên chúng tôi đành quay lại.
Trong nhà chẳng có vật dụng gì đáng giá.
Để thẩm định lời ông Chớ, chúng tôi đã đi hỏi người dân và họ đều khẳng định bà Sú đã từng sinh 16 lần và Mài thì 6 lần. Còn vì sao một số đứa bé sinh ra chết, thì không ai biết và họ cũng không cần biết. Đúng là “những đứa con của núi rừng”, trẻ con sinh ra và lớn lên tự nhiên như cỏ cây vậy.
Đồng bào nơi đây sống đúng theo tư tưởng “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, nên cứ đẻ thả phanh, còn trứng thì còn… đẻ. Ông Ma Văn Hầu trăn trở: “Dân trí thấp, vả lại tập tục ở đây là vậy. Xã nhiều lần xuống phân tích, nhắc nhở nhưng cũng chẳng ăn thua gì”.
Khi ngồi kể lại câu chuyện bi hài này, tôi vẫn tiếc nuối, bởi hôm đó, những đứa con của anh Chớ, chị Sú, đứa thì lên nương, 3 đứa nhỏ đang học cấp 1 dưới xã và 2 đứa đang còn bú sữa, nên không chụp được bức ảnh đại gia đình “vua đẻ”. Bức ảnh chỉ có 16 thành viên gồm 4 đời và nếu đủ phải là 31 người.
Anh Chớ.
Anh Chớ khoe: “Con Luyến (đứa con thứ 16, mới 10 tháng tuổi) đã lên chức cô, dì rồi đấy!”. Vừa nói, anh Chớ vừa nhìn sang vợ cười đắc chí, rồi nhìn lướt qua cái bụng đang lùm lùm của chị Sú cười tủm. Không rõ Sú đang mang bầu, hay vì cơ bụng sau nhiều lần sinh chưa kịp co lại? Nhưng nếu bụng chửa, chắc cũng phải vài tháng rồi!
Chia tay Ngài Là Thầu, ra khỏi rừng, chúng tôi mang theo nỗi ám ảnh về những đứa trẻ nheo nhóc và chuyện bi hài của hai mẹ con bà Sú thi nhau đẻ hết trứng. Rồi số phận những đứa trẻ, bà mẹ này sẽ đi về đâu? Liệu có phép màu nào giúp họ thoát khỏi “vòng kim cô”… hủ tục đẻ nhiều này không?.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.