18 năm thức trắng
(19:44:59 PM 18/06/2011)
Cách đây 18 năm, khi vợ chồng anh Cảng - chị Nhung có thêm đứa con gái thứ 3 thì anh Cảng cảm thấy khó ngủ. “Đi khám bác sĩ thì được chỉ định là bị suy nhược thần kinh, mặc dù bác sĩ có cho một số loại thuốc về uống nhưng bệnh mất ngủ của anh ấy không hề giảm”, chị Nguyễn Thị Nhung, vợ anh thở dài kể.
Sau mấy năm trời không thể chợp mắt, hai vợ chồng anh đã đến hầu hết các bệnh viện lớn ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, tìm đến các bài thuốc dân gian để chữa trị nhưng đều không có kết quả.
Anh Đinh Sỹ Cảng (46 tuổi), ở Thành phố Hà Tĩnh từ gần hai chục năm nay không hề ngủ. Ảnh: Trường Long – Hoành Sơn.
Sau khi đã “vái tứ phương” nhưng không chữa được bệnh, anh Cảng đã bàn với vợ dùng rượu để ngủ. Thời gian đầu, sau mỗi lần uống rượu thì anh chợp mắt được một lúc nhưng rồi rượu cũng… bó tay. “Uống đến bục dạ dày nhưng không có kết quả, tôi sử dụng hàng chục viên thuốc ngủ một lúc để hi vọng được nhưng thuốc ngủ cũng vô tác dụng”, anh Cảng tâm sự.
Sau 18 năm không ngủ, đến nay, nhịp sinh học của anh hoàn toàn thay đổi, ban đêm, khi vợ và con ngon giấc ngủ thì anh lại dậy lúi húi làm việc nhà. Rồi anh đề nghị với chính quyền cho làm chức tự quản dân phố, chuyên tuần tra ban đêm. Anh hóm hỉnh “Mình phải sống cả đời với ban ngày nên thức cho người khác ngủ cũng là một niềm vui”.
Đã nhiều năm nay, “niềm vui” ấy của anh cứ diễn ra, lặp đi lặp lại mà chưa hề xảy ra vấn đề gì về sức khỏe.
“Sau 18 năm không ngủ, mặc dù trí nhớ có hơi giảm sút nhưng sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường. Tôi vẫn ăn uống ngon lành và sống hạnh phúc cùng với vợ con. Hi vọng rằng đến ngày nào đó, sẽ có người chữa được căn bệnh kì lạ này cho tôi để tôi được ngủ cùng vợ con”, người đàn ông cao 1,7 mét cân nặng 67kg này cười một cách khoái chí.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.