»

Chủ nhật, 19/01/2025, 18:01:47 PM (GMT+7)

16 cặp vợ chồng sống chung một nhà

(19:49:46 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - “Năm nào cũng vậy, cái Tết của gia đình ông Hử luôn to nhất xã. Suốt mấy chục năm qua, ông lãnh đạo và chèo chống một đại gia đình có tới mười mấy cặp vợ chồng với bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Điều đáng quí là mọi người từ già đến trẻ luôn hoà thuận: ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền”, Bí thư Đảng ủy xã Chế Cu Nha Lý Chù Vàng vừa dẫn chúng tôi ngược con dốc lên bản Trống Tông vừa nói.

“Năm nào cũng vậy, cái Tết của gia đình ông Hử luôn to nhất xã. Suốt mấy chục năm qua, ông lãnh đạo và chèo chống một đại gia đình có tới mười mấy cặp vợ chồng với bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Điều đáng quí là mọi người từ già đến trẻ luôn hoà thuận: ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền”, Bí thư Đảng ủy xã Chế Cu Nha Lý Chù Vàng vừa dẫn chúng tôi ngược con dốc lên bản Trống Tông vừa nói. 

 

Gia đình mà ông Bí thư xã nhắc đến kia chính là gia đình người Mông do ông Hờ Vàng Hử làm chủ hộ ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 

 

Ngôi nhà dựng mất 10 năm 

 

Vượt qua những con dốc dựng đứng và những khúc cua gấp đến rợn tóc gáy chúng tôi mới lên tới nhà ông Hử. Trái với hình dung của chúng tôi, trong căn nhà lợp gỗ pơ mu khang trang, người chủ đại gia đình người Mông này tuy tuổi đã gần 90 nhưng còn khá nhanh nhẹn và tinh tường. 

 "Một góc"  đại gia đình.

 

Theo ông, tôi đã lần mò tìm hiểu kiến trúc của ngôi nhà dành cho rất nhiều cặp vợ chồng này. Ngôi nhà được chia thành những gian nhà gỗ nhỏ.  

 

Nhìn sơ sơ cũng phải tới 20 gian. Khoát một vòng tay quanh nhà, ông Hử nói bằng tiếng Mông thông qua sự phiên dịch của Bí thư xã: “Hồi trước, gỗ ở đây còn rất nhiều, nhưng để có được ngôi nhà này, tôi và các con đã phải làm quần quật suốt 10 năm trời. 

 

Hôm khánh thành, cả bản đến chia vui, tất cả cùng ngồi trong nhà uống rượu mà vẫn đủ chỗ. Đây là buồng của anh con trai thứ ba, buồng kia của vợ chồng thằng út, gian cuối cùng là của đứa cháu mới cưới...”  

 

Chúng tôi chợt nhìn thấy hai cái chảo gang để trên bếp lò to như nồi cơm quân dụng của một đơn vị bộ đội. Ông Hử cười: Nhà đông người nên phải dùng bếp lớn. 

 

Kể chuyện đời mình, ông Hử chậm rãi. Cha mẹ ông sinh hạ được có một mình ông, nên ít khi ông bị đói. Mãi đến năm 20 tuổi, ông mới đi bắt vợ.  

 

Ông Hủ đang giới thiệu với Bí thư đảng ủy xã các làm ăn của mình.

 

So với các chàng trai Mông ngày đó ông thuộc diện lấy vợ muộn. Sau nhiều năm chung sống, ông bà sinh hạ được bảy con trai. Các con lớn lên trong sự quan tâm chăm sóc và dạy dỗ, nên anh nào cũng ngoan ngoãn. Tuy nhiên, trước đây, người Mông có tục trả lễ cho nhà gái bằng bạc trắng nên ông bà và các con luôn phải lao động cật lực để sinh nhai cũng như chuẩn bị đủ tiền lấy vợ. “Ngày trước muốn có một cô con dâu, phải trả cho nhà gái 50 đồng bạc trắng”, ông nhớ lại.  

 

Trước những năm 90 của thế kỷ trước, khắp các nương, rẫy của Chế Cu Nha bạt ngàn cây anh túc (thuốc phiện). Ngày đó, gia đình ông cũng trồng và hút thuốc phiện như bao gia đình người Mông khác.  

 

Nhưng đến năm 1992, khi Nhà nước có chủ trương xoá bỏ cây thuốc phiện, ông Hử là một trong những người dân đầu tiên trong xã tiên phong trong việc hưởng ứng chính sách này và tự mình cai nghiện.  

 

Theo ông, nếu không bỏ thuốc phiện, suốt ngày bên bàn đèn thì chẳng làm ăn gì được, và lấy đâu ra tiền lo cho con cái.  

 

Noi gương bố nên mấy người con trai của ông cũng chí thú làm ăn và không ai mắc nghiện. Thế nhưng, để xây dựng một đại gia đình có tới 16 cặp vợ chồng, và đến nay tổng cộng gần 100 con người gồm con, cháu, chắt cùng chung sống một nhà mà mọi người vẫn hoà thuận thì cần đến những bí quyết khác.   

 

Bí quyết để gần 100 người sống chung 

 

Tuy không biết chữ, nhưng những quan niệm, những kinh nghiệm trong xây dựng gia đình mà ông đưa ra thật gần gũi và rất tiến bộ. 

 

Bữa cơm gia đình ông Hủ.

 

Từ việc đối nhân xử thế, tinh thần lao động, đến việc chăm sóc con cái, ông bà đều thực hiện công bằng và phân minh.  

 

Ông Hử cho biết: “Gia đình ông còn có mấy khu trang trại hiện giao cho con cái trông nom. Tất cả mọi việc nương rẫy, chăn nuôi, kế hoạch sản xuất đến sinh hoạt hàng ngày đều được sắp xếp theo trật tự nhất định”.  

 

Ông Hử đưa ra kế hoạch rất chi tiết, nhà anh hai trông nương ở phía Đông, nhà anh ba trông phía Tây, anh tư cai quản trang trại ở gần nhà. Chị dâu cả quán xuyến việc bếp núc và sinh hoạt của cả nhà.  

 

Mỗi gia đình nhỏ đều phải có một người đứng đầu tự bảo ban nhau và chịu trách nhiệm trước ông. “Phân là rõ ràng như vậy để quản lý cho dễ, chứ không có ý là cao thấp. Mọi người trong nhà đều có trách nhiệm giúp đỡ bảo ban nhau” - ông Hử giải thích thêm. 

 

Với cách quản lý gia đình khá khoa học như vậy, nên rất ít khi đại gia đình này xảy ra mâu thuẫn. Ông cho biết: “Tuy đều là con cháu mình cả nhưng mỗi đứa mỗi tính, chẳng ai giống ai. Bởi vậy, phải tùy người mà răn dạy và giao việc, nhưng phải luôn đảm bảo công bằng. Trong gia đình, con dâu, cháu dâu mới về, ông đều coi như con đẻ của mình và đều có bổn phận như nhau”.  

 

Xem ra, cái “triết lý” mà ông Hử đã và đang áp dụng trong việc điều hành quản lý đại gia đình rất chặt chẽ, nhưng không khô cứng mà uyển chuyển. Phương châm hành xử của ông là sai đâu bảo đó. Và các con, cháu, nếu thấy ông có điều gì chưa phải, chưa đúng thì gặp ông để trao đổi lại. Tất nhiên muốn có được quan hệ “biện chứng” này, ông luôn là người biết quan tâm, chăm sóc đến mọi người.  

 

Chính vì vậy mà đến nay, cái đại gia đình với gần trăm con người này  chung sống cùng nhau mấy chục năm mà chưa một người con nào phải phàn nàn về chuyện chia chác tài sản trong nhà. 

 

Cháu nội ông, con của người con trai thứ ba, Hờ A Hú hiện đang là Bí thư đoàn xã Chế Cu Nha, kể: “Vui nhất là những ngày tết và lễ cơm mới. Khi ấy, cả nhà chuẩn bị đến 5 mâm dài cùng nhau quây quần quanh ông nội. Bọn trẻ chúng tôi thổi khèn và hát, các bà, các mẹ cũng uống rượu”. 

 

Theo Bí thư Đảng ủy xã Lý Chù Vàng, cả xã Chế Cu Nha toàn là người Mông nhưng chỉ duy nhất nhà ông Hử tạo lập được một gia đình đông người có nề nếp, trật tự và văn hóa như vậy. Ngay cả trong họ của ông Hử cũng không có gia đình nào nhiều cặp vợ chồng, nhiều thế hệ chung sống với nhau như thế!  

 

Tương lai của đại gia đình mình, ông Hử tâm sự: “Thời mình trước đây khác, bây giờ khác. Giời mỗi con mỗi cháu có một chí hướng riêng. Vả lại, tôi cũng đã già rồi, không quản lý cũng như quán xuyến công việc không được như trước nữa. Bởi vậy, Tết này tôi sẽ họp các con lại để bàn chuyện tách hộ”. Theo ông Hử thì khi tách hộ, tài sản mà mấy chục năm nay ông tích cóp sẽ được chia đều cho các con, cháu theo sức lao động, đóng góp của mỗi người. Công bằng, minh bạch ấy là tiêu chí của ông khi phân chia tài sản.
 

(Theo Nông Thôn Ngày Nay)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 16 cặp vợ chồng sống chung một nhà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI