10 năm sống chung với bụi xi măng và tiếng ồn
(19:44:26 PM 18/06/2011)
Đến tổ dân phố số 10, xã Đông Ngạc, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những hàng cây xung quanh nhà dân đều nhuộm một màu bụi, trong khu nhà nào cũng cửa đóng then cài và được che chắn rất kỹ bằng nilon hoặc các tấm bạt. Hỏi ra mới biết, không phải người dân ở đây không ai ở nhà mà phải đóng kín cửa nhà để chống bụi từ Xí nghiệp bê tông số 2 bay sang. Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Lưu, một trong những hộ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nhà ông cách nhà máy chỉ một bức tường. Ông Nguyễn Văn Lưu cho biết, nhà ông đã ở khu tập thể này hơn 10 năm cũng từng ấy năm gia đình ông phải sống chung với bụi của Xí nghiệp bê tông 2. Quanh năm, không ngày nào không có bụi. Sáng ngủ dậy mọi thứ đều được phủ trắng xóa, chỉ riêng việc quét dọn nhà cửa, lau chùi đồ đạc cho khỏi bụi cũng đủ hết ngày. Chính bụi xi măng là nguyên nhân khiến ông từ nhiều năm nay mắc chứng viêm phổi, chỉ cần thời tiết thay đổi là ông lại khó thở, nước mũi lại chảy ròng ròng, còn trẻ con trong nhà thì ho suốt ngày. Ông Nguyễn Văn Lưu kể: “Hàng ngày bụi như sương mù. Khi họ (công nhân Xí nghiệp bê tông 2 – PV) vận hành là bắt đầu bụi rồi, không cứ lúc họ bơm xi măng mới bụi. Khi nào họ vận hành máy chúng tôi bảo nhau đóng cửa vào và đi chỗ khác. Nhiều khi mùa đông không đi đâu được chỉ đóng cửa ở trong nhà thôi. Vài tiếng sau họ nghỉ thì chúng tôi mới dám mở cửa cho thoáng. Người lớn liên tục ho, còn trẻ em liên tục đi viện... Rất là khổ!” Không riêng gia đình ông Lưu, toàn bộ hơn 60 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu của khu A, tổ dân phố số 10 xã Đông Ngạc phải đối mặt với tình trạng này hơn 10 năm nay. Quần áo giặt xong không dám phơi ngoài sân. Bể nước sinh hoạt của các hộ gia đình luôn phải đóng kín sợ bụi bay vào. Tất cả các hộ dân đều đã bịt kín cửa sổ, chỉ để lại duy nhất một cửa ra vào. Song trong nhà, từng lớp bụi trắng xóa vẫn phủ dầy đồ vật. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trạm trộn bê tông này là của Xí nghiệp bê tông 2, thuộc Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long. Trạm gồm một xi-lô xi măng, các xe bồn sẽ bơm xi măng vào xi-lô này, sau đó từ xi-lô sẽ xuất ra từng mẻ một xuống máy trộn phía dưới để trộn bê tông. Ông Nguyễn Đức Hiển, cụm trưởng khu A cho biết: “Hàng chục năm nay, từ khi có trạm trộn này, mọi người đã bị “hành” rồi. Các xe bơm xi măng lên, rồi xi măng được chuyển xuống máy trộn, khâu nào cũng gây ra bụi. Từ đầu ngõ tới cuối ngõ, nhà nào cũng phải đóng cửa cả ngày. Đêm đến lại bị tiếng ồn của máy cẩu hành hạ, nhiều người không ngủ nổi”. Ông Nguyễn Đức Hiển cho biết thêm: “Họ thường xuất hàng vào ban đêm. Các phương tiện vận tải lớn đến thì họ dùng cẩu để cẩu cọc ra. Cẩu cọc đi trên đường ray cứ ken két cả đêm làm người dân mất ngủ. Thêm vào đó là tiếng ồn từ các xe cát, tiếng thả ben... Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng và các cơ quan có thẩm quyền chuyển nhà máy ra khỏi khu dân cư để người dân đỡ khổ.” Các hộ dân ở đây đã nhiều lần sang phản ảnh với Xí nghiệp và trong các cuộc họp giao ban của xã, tổ trưởng cũng nêu kiến nghị của nhân dân, song đến nay, xí nghiệp này vẫn không có những biện pháp giải quyết được bụi xi măng làm ảnh hưởng tới khu dân cư. Sự việc càng nghiêm trọng hơn khi sáng 17/03/2010, trong quá trình bơm xi măng, nắp xi-lô ximăng bị bật khiến bụi xi măng bay sang phủ kín nhà dân. Điều này làm các hộ dân rất lo lắng và yêu cầu lãnh đạo công ty sang giải quyết và làm biên bản yêu cầu công ty phải khắc phục ngay tình trạng này. “Tuy nhiên, sau khi lãnh đạo Xí nghiệp bê tông 2 sang làm biên bản về vụ việc và hứa sẽ giải quyết thì đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì” - ông Nguyễn Đức Hiển cho biết. Trao đổi vấn đề này với bà Đặng Tú Anh, Giám đốc Xí nghiệp bê tông 2, bà Tú Anh cho biết, trạm trộn bê tông phục vụ việc đổ cọc này hoạt động từ năm 1998, trạm trộn đúc bê tông chỉ cách khu vực nhà dân vài m, được ngăn cách bằng bức tường gạch cao 2m. Vì vậy, việc sản xuất gây bụi và tiếng ồn là không thể tránh được hoàn toàn và Công ty cũng đã cho chắn lưới chống bụi. Việc xí nghiệp làm việc ban đêm gây tiếng ồn, bà Tú Anh phân trần, ban đêm xí nghiệp không sản xuất mà chỉ làm các công việc phục vụ sản xuất như cẩu cọc, xuất hàng. Bà Đặng Tú Anh thừa nhận: “Chúng tôi chỉ hạn chế được ồn và bụi như thế thôi, còn hạn chế hơn nữa thì chúng tôi không thể làm được. Việc làm đêm gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư thì chúng tôi đã hạn chế...” Đồng thời, bà Tú Anh cũng đưa ra rất nhiều biện pháp “hứa hẹn” sẽ hạn chế được tình trạng bụi này như trồng cây xanh ngăn cách khu vực trạm trộn với khu dân cư, làm giàn phun mưa… Tuy nhiên, để khắc phục triệt để tình trạng này cần phải… “đợi bàn bạc với người dân trong khu dân cư bên cạnh để tìm hướng giải quyết” (!) Không biết, người dân tổ dân phố 10 phải đợi đến bao giờ để thoát khỏi tình trạng sống chung với bụi? Mong rằng chính quyền sở tại sớm có những biện pháp kiên quyết để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm, trả lại môi trường sống sạch cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.