10 địa điểm nên đến trước khi chúng biến mất
(10:56:19 AM 10/04/2014)1. Great Barrier Reef (Rạn san hô Great Barrier), Úc
(Ảnh: Ippei Naoi—Getty Images)
Là dải san hô ngầm tự nhiên lớn nhất thế giới, bao phủ trên một diện tích rộng 133.000 dặm vuông (344.400 km2), từ lâu là một điểm tham quan dưới nước thu hút vô số du khách. Những thách thức môi trường gia tăng đang dần làm xói mòn kết cấu của quần thể san hô này. Với những mối đe dọa từ hiện tượng nhiệt độ đại dương tăng cao cho đến làn sóng ô nhiễm nước, kỳ quan tự nhiên này có thể bị hủy diệt trong vòng 100 năm tới.
2. Thành phố Venice, Ý
(Holger Leue—Getty Images)
Venice – thành phố tình yêu của nước Ý, luôn được nhắc đến như một trong những địa điểm lãng mạn nhất trên thế giới nhờ vào hệ thống kênh đào đầy quyến rũ của nó, hiện đang phải đối mặt với sự hủy hoại. Thành phố của những dòng kênh này đang chìm dần, cộng thêm sự gia tăng số lượng những đợt lũ lụt nghiêm trọng mỗi năm có thể khiến Venice thành nơi không thể cư trú vào cuối thế kỷ này.
3. Biển Chết (Dead Sea)
(Reynold Mainse—Getty Images)
Biển Chết (thực chất là một hồ chứa nước mặn kín có độ mặn cao nhất thế giới) với độ mặn và sự cổ xưa của nó là địa điểm nổi tiếng cả về lịch sử và công hiệu chữa lành bệnh tật. Trong vòng 40 năm qua, hồ đã thu hẹp diện tích lại chỉ còn một phần ba và mực nước hạ thấp 80 ft (khoảng 24.3m). Các chuyên gia cho rằng biển Chết sẽ biến mất trong ít nhất 50 năm nữa, do nhu cầu các quốc gia láng giềng kéo nước từ con sông Jordan (nguồn cung cấp nước duy nhất của biển Chết).
4. Công viên Quốc gia Glacier (sông băng), Montana, Hoa Kỳ
(DeAgostini—Getty Images)
Từng là ngôi nhà của hơn 150 dòng sông băng nằm rải rác cách đây gần 100 năm, công viên quốc gia kỳ vĩ nằm tại bang Montana (Hoa Kỳ) này hiện nay chỉ còn ít hơn số lượng 25 sông băng. Việc biến đổi khí hậu nhanh chóng có thể khiến con số này giảm xuống đến mức không vào năm 2030, điều này không chỉ khiến công viên biến mất hẳn các dòng sông băng, mà còn phá vỡ nghiêm trọng đến hệ sinh thái trong vùng.
5. Maldives (Man–đi–vơ)
(Marco Prosch—Getty Images)
Là quốc gia nằm ở vị trí thấp nhất trên Trái Đất – với độ cao trung bình khoảng 5 ft (khoảng 1,5m) so với mực nước biển – đảo quốc xinh đẹp này có khả năng hoàn toàn bị nhấn chìm dưới đại dương trong vòng 100 năm nữa nếu mực nước biển cứ tiếp tục dâng lên như hiện nay. Nguy cơ này trở nên quá rõ ràng khiến chính phủ Maldives phải đi mua đất ở quốc gia khác cho việc di cư người dân nơi đây.
6. Seychelles (Xây–sen)
(Majority World—UIG/Getty Images)
Hình ảnh thu nhỏ của một thiên đường nhiệt đới, nước cộng hòa Seychelles là một quốc đảo với khoảng 115 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên Ấn Độ Dương và là nơi tọa lạc của nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng (không đề cập đến dân cư gần 90.000 người). Tuy nhiên quần đảo này đang bị đe dọa bởi hiện tượng xói mòn bờ biển, sau khi các rạn san hô chết hàng loạt bởi sự tàn phá của con người. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong 50 – 100 năm tới, toàn bộ quần đảo này có thể bị chìm ngập dưới mặt biển.
7. Dãy Alps
(Philippe Desmazes — AFP/Getty Images)
Alps (An–pơ) là một trong những vùng trượt tuyết nổi tiếng nhất trên thế giới, dãy Alps nằm ở độ cao thấp hơn so với dãy Rocky (Rocky Mountains, phía Tây Bắc Mỹ), cũng vì thế nằm trong phạm vi nhạy cảm hơn đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Khoảng 3% lượng băng tuyết đóng trên những sườn núi Alps mất đi mỗi năm và các chuyên gia tin rằng các dòng sông băng có thể hoàn toàn biến mất vào năm 2050.
8. Quần đảo Magdalen, tỉnh bang Quebec, Canada
(Ron Erwin—Getty Images)
Với những bãi biển cát trắng và những vách đá sa thạch, Magdalen Islands là một địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng ở vịnh St. Lawrence. Tuy nhiên quần đảo này thường xuyên bị tấn công bởi những đợt gió mạnh, và dù cho đã có một bức tường băng trên biển giảm thiểu tác động điều kiện thời tiết tồi tệ nhất, nhưng bờ biển hòn đảo vẫn phải chịu sự xói mòn đến 40 inch (khoảng 1m) mỗi năm. Điều đáng ngại hơn: Khi lớp băng tuyết bảo vệ tan chảy nhanh chóng; nếu như các chuyên gia phán đoán chính xác, lớp băng này sẽ tan chảy hoàn toàn trong vòng 75 năm tới, bờ biển của quần đảo này sẽ chịu tổn thương nặng nề hơn từ những cơn bão tàn phá trong khu vực.
9. Alaska
(Paul Zizka—Getty Images)
Vùng lãnh nguyên Alaska là một trong những địa điểm độc đáo đặc trưng nhất ở vùng tiểu bang cực bắc của Hoa Kỳ. Nhưng biến đổi khí hậu đã dẫn đến việc tầng đất băng tuyết vĩnh cửu đang tan dần, không chỉ phá hủy kết cấu vốn có mà còn làm biến đổi đáng kể đến hệ sinh thái hiện tại của vùng lãnh nguyên.
10. Sông băng Athabasca, Alberta, Canada
(Tim Graham—Getty Images)
Là sông băng được tham quan nhiều nhất Bắc Mỹ, sông băng Athabasca ở Alberta là một phần của vùng băng đá Columbia trải rộng qua 2.3 dặm vuông (6 km2). Tuy nhiên sông băng này hiện đang tan chảy trong vòng 125 năm qua, với rìa phía Nam lùi lại gần 1 dặm trong khoảng thời gian đó. Các chuyên gia cho rằng sông băng đang thu hẹp với tốc độ nhanh nhất của mình và hiện đang mất đi từ 6.6 – 9.8 ft (2–3m) mỗi năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.