"Lên Yên Tử thế này không khéo đi yên về tử"
(12:09:39 PM 16/02/2016)
Chen lấn tại thiền viện Trúc Lâm, Yên Tử - Ảnh: Thúy Anh
Năm nay khi các con tôi lớn hơn lại được nghỉ khá dài, tranh thủ trước ngày đi làm cả gia đình rủ nhau lên Yên Tử để các con có một cuộc hành trình đáng nhớ đầu năm.
Trước khi leo núi, chúng tôi vào đền Trình gửi xe. Ngạc nhiên vì không bị “chặt chém” giá gửi xe đầu năm như nhiều lần tôi chứng kiến, thậm chí gửi xe vào đền Trình còn miễn phí.
Tuy nhiên sau khi mua vé hai chặng cáp treo để lên chùa Đồng, chịu đựng cảnh xếp hàng bị chen lấn, tôi mới thật sự thấy hối hận khi đưa con đi chùa để các con phải chứng kiến những cảnh không đẹp mắt.
Ngay từ lối vào cáp treo, ban tổ chức đã tạo những khu xếp hàng được ngăn bằng dây thừng theo hình ziczac, mỗi hàng đều có người canh nhưng tình trạng chen lấn, xô đẩy, vượt rào, đi tắt vẫn xảy ra như chốn không người.
Nhiều người sẵn sàng trèo tường, bước qua sợi dây thừng căng sẵn để đi lên trước không một chút xấu hổ mà còn tỏ ra thách thức. Khi mọi người lên tiếng thì những người này còn khiêu khích: “Ờ, ông bà không vội, sĩ diện hão thì cứ xếp hàng mà đi sau, bọn tôi đi trước”.
Vừa nói những người này vừa giẫm lên dây thừng, trèo qua để đi bất chấp những người canh gác. Họ xem việc “ăn gian” được vài bước chân trong đám đông giữa trời nắng gắt là một điều đắc chí hơn người. Rất nhiều người trong số họ lại là người trẻ và có cả những cặp đôi yêu nhau.
Chen lấn, xô đẩy như vậy nên chỉ hơn 100m để lên cáp treo chặng đầu tiên phải mất cả tiếng đồng hồ, ai nấy mồ hôi nhễ nhại.
Nhiều người nói lỡ mua vé cáp treo khứ hồi rồi nên phải cố để đi, khi hòa vào dòng người thì muốn quay lại cũng khó. Thậm chí những đoạn leo bộ cũng phải chen chúc nhau vì quá đông, chân người nọ sát người kia.
Khi lên chùa Đồng, nhiều người còn không thể lên tận nơi mà đành đứng ở phía dưới vái vọng.
Trời ngả về chiều, hành trình xuống núi cũng gian khổ không thua kém gì lên núi. Do lượng khách dồn về khá đông nên ở các đoạn chờ cáp treo, dòng người phải đứng im tại chỗ cả tiếng đồng hồ mới có thể đi. Nhiều người ngất xỉu, chảy máu cam phải nằm nghỉ hoặc phải bế chạy đến nơi khác để cấp cứu.
Đôi lúc lòng tôi còn thoáng lo sợ sự đông đúc, xô đẩy gây ra thảm cảnh hỗn loạn đáng tiếc, nhất là khi nghe có người nói đùa: “Chen lấn thế này không khéo đi yên về tử chứ không phải là du xuân Yên Tử nữa”.
Nhiều năm trước, nếu khởi hành từ Hà Nội sáng sớm đến Yên Tử thì chiều có thể về, năm nay do cảnh xếp hàng, chen lấn lâu nên 11g đêm chúng tôi mới về tới nhà, mệt hơn cả một trận ốm nhưng với cảnh tượng vừa trải qua ở Yên Tử, việc trở về nhà an toàn được là cả một sự may mắn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.