»

Thứ tư, 30/10/2024, 02:24:25 AM (GMT+7)

WWF: Ra mắt dự án xanh hoá ngành dệt may Việt Nam

(22:53:39 PM 26/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 26/10/2018, WWF - Tổ chức Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên - và Hiệp hội Dệt May Việt Nam hôm nay ra mắt một dự án với mục tiêu đầy tham vọng - chuyển đổi ngành dệt may trở thành một ngành sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường.

Dự án “Xanh hoá ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững” sẽ hợp tác với nhiều nhân tố quan trọng của ngành để thúc đẩy quản lý lưu vực sông tốt hơn và góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước và sử dụng năng lượng bền vững. Dự án này là một phần của dự án “Thúc đẩy giảm thiểu tác động thông qua chuỗi cung ứng dệt may”, được tài trợ bởi HSBC, nhằm xanh hoá ngành dệt may tại Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Việt Nam. 

 

WWF:[-]Ra[-]mắt[-]dự[-]án[-]xanh[-]hoá[-]ngành[-]dệt[-]may[-]Việt[-]Nam
Lễ ký kết hợp tác giữa WWF và VITAS diễn ra trong sáng nay (Đại diện WWF: ông Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc Quốc Gia và Đại diện VITAS: ông Vũ Đức Giang - chủ tịch VITAS)
 
Dệt may là một trong những ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 15% tổng giá trị xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình đạt trên 12% từ năm 2010 tới 2017. Với hơn 6.000 nhà máy, cung cấp khoảng 3 triệu việc làm trên cả nước, ngành không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế mà còn với xã hội Việt Nam. 
 
Tuy nhiên, đây cũng là một ngành có thể gây ra nhiều tác động lên tới môi trường. Quá trình sản xuất của ngành sẽ phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn, đồng thời sử dụng nhiều năng lượng cho việc đun nóng và tạo ra hơi nước. Đây chính là những yếu tố tác động lên nguồn nước và góp phần gia tăng khí phát thải nhà kính. Để giảm tác động tới môi trường và thích ứng với các điều kiện thay đổi đang diễn ra, như sự thiếu hụt 40% nguồn nước trên toàn cầu vào năm 2030 do Liên Hợp Quốc dự đoán, ngành dệt may cần phải thay đổi quy trình sản xuất. Đặc biệt trong bối cảnh ngành vẫn đang tiếp tục mở rộng và phát triển như hiện nay. 
 
Ông Vũ Đức Giang, chủ tịch VITAS chia sẻ: “Việt Nam là nước xuất khẩu đồ may mặc đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng ngành dệt may của chúng ta nổi tiếng nhiều hơn vì chi phí sản xuất thấp và việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường còn hạn chế. Hiện nay, xu thế toàn cầu của khách hàng ngày càng hướng tới sự bền vững môi trường khiến cho nhiều nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới bắt buộc phải thay đổi phương thức sản xuất trong đó có nâng cao tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Nếu chúng ta không thay đổi phương thức sản xuất bây giờ, Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh và nhiều cơ hội. Dự án ra đời đúng thời điểm quan trọng và rất cần thiết đối với ngành may mặc Việt Nam.” 
 
Dự án sẽ được triển khai từ 2018 tới 2020 với mục tiêu là chuyển đổi ngành dệt may tại Việt Nam thông qua tham gia vào các chính sách quản lý ngành và môi trường để mang lại lợi ích xã hội, kinh tế và bảo tồn cho Việt Nam và toàn bộ khu vực sông Mekong, nơi tập trung gần 50% nhà máy may mặc của cả nước. 
 
Trọng tâm chính của dự án là cải thiện hiệu suất nước và năng lượng, từ đó giảm thiểu tác động của ngành lên tới môi trường. Dự án sẽ hợp tác với các doanh nghiệp để khuyến khích họ chủ động tham gia hơn vào công tác quản lý sông Mekong, quy hoạch năng lượng bền vững và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này thảo luận về kế hoạch hành động chung nhằm đầu tư và phát triển ngành dệt may một cách bền vững.
 
Một mục tiêu quan trọng nữa của dự án đó là tác động tới các nhà đầu tư của ngành dệt may Việt Nam nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững. Các nhà đầu tư dệt may của Trung Quốc sẽ là một trong những đối tác dự án làm việc cùng. Quốc gia này trong những năm gần đây đã gia tăng đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam và có nhiều bài học kinh nghiệm để chia sẻ. 
 
HSBC từ lâu đã tham gia hỗ trợ bảo tồn các nguồn nước trên thế giới thông qua Chương trình Nước, bắt đầu từ năm 2012 và kéo dài trong 8 năm với tổng số tiền là 150 triệu USD. Dự án “Thúc đẩy giảm thiểu tác động thông qua chuỗi cung ứng dệt may” là một phần của “Mạng lưới bền vững và Doanh nghiệp”, một trong những hoạt động trọng điểm của chiến lược phát triển bền vững của HSBC. Mục tiêu của chiến lược này là hỗ trợ quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng bền vững hơn.
 
Ông Phạm Hồng Hải, CEO của Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết: “HSBC đặt quyết tâm cao đối với vấn đề bảo vệ môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp xanh. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới qua các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, các hiệp định thương mại tự do song phương. Dòng vốn FDI được dự báo là sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ và ngành may mặc sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải nâng cao tiêu chuẩn về môi trường và đạo đức để phù hợp với môi trường kinh doanh toàn cầu nếu không muốn mất đi khả năng cạnh tranh của mình. Là một ngân hàng hàng đầu trên thế giới, HSBC cam kết và tự hào được góp phần xanh hoá ngành may mặc của Việt Nam – một ngành có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường – trong giai đoạn mới của thương mại quốc tế.”
 
Ông Marc Goichot, đại diện của WWF-Greater Mekong cho biết: “Đối với WWF, xanh hoá thành công ngành may mặc Việt Nam sẽ góp phần vào thực hiện mục tiêu rộng lớn hơn của tổ chức về quản trị nguồn nước và sử dụng năng lượng hiệu quả. Đây là hai vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu hiện nay trên thế giới. Về mặt lâu dài, chúng tôi muốn nhìn thấy các nhà máy, khu công nghiệp và các nhân tố quan trọng khác của ngành cùng chủ động giải quyết các rủi ro và tác động, không chỉ trong doanh nghiệp của mình, mà còn quản lý có trách nhiệm những nguồn tài nguyên chung trong toàn ngành. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với ngành công nghiệp dệt may của các nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Pakistan, WWF tin mình có thể giúp Việt Nam tạo ra một sự thay đổi tích cực lớn đối với ngành may mặc.”
 
Dự án sẽ được thực hiện bởi WWF với sự hợp tác của VITAS. Các bên liên quan chính trong dự án bao gồm các nhãn hàng quốc tế có nhà cung cấp tại Việt Nam, các nhà máy trên toàn quốc, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm TPHCM, các tổ chức tài chính, đối tác phát triển và các sáng kiến liên quan khác. Các đối tác nước ngoài bao gồm Hội đồng Dệt May Quốc gia Trung Quốc và Hợp tác Lan Thương Mekong.  
NGUYỄN PHƯƠNG NGÂN, WWF-Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: WWF: Ra mắt dự án xanh hoá ngành dệt may Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI