»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:30:02 PM (GMT+7)

WWF: Phục hồi Khu đất ngập nước Láng Sen

(15:37:16 PM 13/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Tiếp nối thành công mô hình phục hồi Vườn Quốc gia Tràm Chim – một điểm đất ngập nước mang tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR), WWF sẽ nhân rộng mô hình này để bảo tồn vùng đất ngập nước của Khu Bảo tồn Láng Sen. Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim và Khu Bảo tồn (KBT) Đất ngập nước Láng Sen là những gì còn sót lại của một vùng đất ngập nước tự nhiên rộng lớn Đồng Tháp Mười ngày xưa.


H
ồ sen- Ảnh: Tiêu Văn Út


Dự án 4 năm “Bảo vệ sự sống trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu: Sinh kế cộng đồng và thích nghi dựa vào hệ sinh thái ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen”, được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức và WWF-Đức, do WWF-Việt Nam, cùng hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và KBT Đất ngập nước Láng Sen, thực hiện.

Bà Annette Frick, Phó Ban Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cho biết: “Chính phủ Đức đã có truyền thống lâu đời trong hỗ trợ Việt Nam phát triển. Dự án tại Láng Sen cho thấy tầm quan trọng của việc phục hồi đất ngập nước và hỗ trợ sinh kế địa phương và lợi ích hai bên đem lại cho nhau.” 

Vùng đất ngập nước xung quanh KBT Láng Sen đã bị suy thoái nghiêm trọng trong những năm vừa qua do đất ngập nước bị chuyển đổi thành đất trồng lúa cùng với việc quản lý nguồn nước không thích hợp trong KBT. Việc duy trì mực nước nhân tạo cao trong vùng lõi KBT để phòng cháy đã làm thay đổi sinh cảnh, dẫn tới suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài quan trọng, trong đó có Sếu đầu đỏ, những loài chưa thích nghi được với sự thay đổi môi trường tự nhiên và bãi ăn. Tuy nhiên, khoảng 1.500ha của KBT là vùng đất ngập nước và được bao phủ bởi cỏ, tạo thành nơi sinh sản và trú đông quan trọng cho các loài chim di cư và đất ngập nước và nhiều loài cá khác.

“Cùng với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, hệ thống đê bao và kênh rạch dày đặc do Chính phủ xây dựng từ năm 2004 nhằm phòng cháy rừng, đã gây ra một sự xáo trộn lớn đối với chế độ thuỷ văn tự nhiên,” bà Nerissa Chao, Quản lý Sinh cảnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long của WWF-Việt Nam cho biết.

“Việc quản lý sử dụng tài nguyên bền vững không thích hợp đã khiến cho cộng đồng không được hưởng lợi từ tài nguyên KBT, do đó, dẫn tới nhiều hoạt động bất hợp pháp. Thêm vào đó, tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực đang ảnh hưởng tới sinh kế và tăng tính dễ bị tổn thương của cộng đồng địa phương,” Bà Nerissa cho biết thêm.

WWF hướng tới tái phục hồi điều kiện tự nhiên của khu vực đất ngập nước thông qua hỗ trợ thực hiện một chế độ thuỷ văn mới giống với dòng chảy tự nhiên trước đó. Đồng thời, dự án sẽ nâng cao năng lực cho các cán bộ KBT Đất ngập nước Láng Sen trong quản lý đất ngập nước và giám sát nguồn nước và động thực vật. Dự án cũng góp phần giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu lên các cộng đồng xung quanh thông qua hỗ trợ thực hiện mô hình Nông nghiệp Thông minh thích ứng với Biến đổi Khí hậu và tìm hiểu các cơ hội về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước.

“Hệ thống đê bao bắt nguồn từ chính sách Bảo vệ và Phát triển Rừng của Chính phủ. Chúng tôi muốn vận động các cơ quan chức năng địa phương áp dụng mô hình quản lý dựa vào nhu cầu của chính hệ sinh thái tự nhiên. Chúng tôi đã chứng minh thành công cách tiếp cận này tại Vườn Quốc gia Tràm Chim và muốn mở rộng mô hình này đối với KBT Đất ngập nước Láng Sen,” Bà Nerissa bày tỏ mong muốn.

Dự án sẽ cải thiện bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT thông qua tăng cường quản lý KBT, hỗ trợ thực thi pháp luật, tuần tra và giám sát, đồng thời tăng cường cơ hội cải thiện sinh kế địa phương và giảm xung đột giữa KBT và cộng đồng xung quanh.

Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: WWF: Phục hồi Khu đất ngập nước Láng Sen

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI