»

Thứ sáu, 22/11/2024, 12:39:01 PM (GMT+7)

Tiêm chất độc vào sừng tê giác để giảm nạn săn bắn tê giác

(22:59:42 PM 24/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Ở Nam Phi, các nhà bảo tồn đã đưa ra những sáng kiến mới và sáng tạo hơn để ngăn chặn những tên giết trộm tê giác lấy sừng trái phép.

Sừng tê giác sẽ được bảo vệ hơn bao giờ hết, nhờ định vị GPS - Ảnh : Spbutterworth 

 

Việc buôn bán sừng tê giác mang lại lợi nhuận rất lớn, trong khi tê giác có thân hình lớn nhưng lại không khó tiêu diệt. Vì Tê giác cần nhiều nước do vậy rất dễ tìm thấy Tê giác ở những nơi có nước.  Sừng tê được nghiền thành bột và sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để chữa trị chứng sốt và co giật (chứ không phải là một loại thuốc kích dục người ta đôi khi nói). Vì vậy, Dự án Cứu hộ Tê giác đã bắt đầu tìm hiểu những giải pháp kiểu mới. Tại sao không làm cho những chiếc sừng không thể làm thuốc được nữa?

 

Phương pháp dùng ở đây trúng được nhiều đích. Theo Dự án Cứu hộ Tê giác thì “các nguyên liệu chính xác không phải là được tiêm vào mà đúng hơn là tẩm vào sừng tê giác nhờ thiết bị áp lực cao đã được cấp bằng sáng chế”. Không có thêm thông tin chi tiết về cách hoạt động của thiết bị này. Nhưng thiết bị này sẽ sử dụng một loại thuốc nhuộm để nhuộm sừng tê giác đổi sang màu hồng chói không đổi màu, loại vật liệu này giống loại mực sử dụng cho việc bảo đảm tiền thật của một số ngân hàng. Cách làm này khiến cho sừng tê giác không còn thể dùng làm vật trang trí được nữa và thậm chí khi được nghiền thành bột mịn, nó vẫn dễ dàng bị máy quét của sân bay phát hiện. Ba thiết bị định vị GPS được cấy vào sừng như trong dự án cũ này – cũng cần nói là sừng tê giác làm bằng chất keratin, giống móng tay chúng ta, và tê giác không cảm thấy đau trong toàn bộ quá trình can thiệp. Và thuốc nhuộm không gây các phản ứng bất lợi đối với sức khỏe của tê giác.

 

Trong tương lai, dự án thậm chí có kế hoạch đưa thêm độc dược, chính xác là loại ectoparasiticides vào sừng tê, loại thuốc độc này không gây hại cho cả tê giác và các loài động vật trong hệ sinh thái của tê giác, ví dụ như loài chim sống trên lưng bò tót.  Nhưng đối với con người thì loại thuốc này khá độc hại, gây ra chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật, và nhiều thứ khác. Vì vậy hãy làm cho sừng tê giác không còn là vật được mong muốn đối với các tay săn trộm, (bằng cách nhuộm chúng hồng), làm cho chúng khó có thể vận chuyển (vì chúng màu hồng, cũng bởi có các con chip định vị và vì loại thuốc nhuộm làm cho sừng têt giác dễ bị phát hiện trong máy quét của sân bay), và cuối cùng là vô hiệu hóa chúng trong việc trở thành thuốc (vì nó làm bạn ốm).

 

Hiện nay dự án đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng cho thấy là một dự án đầy hứa hẹn.

Dan Nosowitz ( Popular Science)- Bản dịch của WCS Vietnam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiêm chất độc vào sừng tê giác để giảm nạn săn bắn tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI