Chính sách - Dự án » Dự án
Thiết lập hành lang bảo tồn đa dang sinh học ở ba tỉnh miền Trung
(15:14:38 PM 21/12/2012)Trồng rừng, một trong những giải pháp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học
Được phê duyệt tại quyết định số 2144/QĐ-BTNMT ngày 11/11/2010 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê kông mở rộng - giai đoạn 2” là một dự án khu vực tiếp theo dự án sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học (BCI) đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo các nước Tiểu vùng Mekong (GMS) năm 2005 tại Côn Minh (Trung Quốc) và đã thực hiện bởi các nước trong GMS từ 2006 đến 2010.
Tại Việt Nam, giai đoạn thí điểm (giai đoạn 1 từ 2006 - 2009) đã triển khai tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mekong mở rộng, giai đoạn 2” đã được Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cùng các tỉnh thành miền trung công bố khởi động tại Đà Nẵng ngày 10/6/2011.
Giai đoạn 2 của dự án được thực hiện ở ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, và Thừa – Thiên Huế bao gồm 34 xã của sáu huyện với tổng diện tích 227.860 ha, trong đó 193.516 ha có rừng che phủ.
Dự án do Bộ Tài nguyên & Môi trường là cơ quan chủ quản, Tổng Cục Môi trường là đơn vị thực hiện và điều phối dự án với tổng kinh phí đầu tư ước tính 34,083 triệu USD (trong đó ADB sẽ tài trợ vốn vay 30 triệu USD từ nguồn Quỹ Phát triển Châu Á (ADF), Việt Nam sẽ đóng góp trên 4 triệu USD bao gồm chi phí lương gia tăng cho các cán bộ tham gia thực hiện dự án, thuê văn phòng, hành chính và hoạt động liên quan đến dự án...
Tại Việt Nam, dự án xác định sự phân mảng của các cảnh quan rừng có sự đa dạng sinh học cao ở miền Trung Việt Nam làm giảm khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái thiết yếu cần thiết cho sinh kế bền vững của địa phương và đầu tư vào lĩnh vực tăng cường an ninh lương thực, nươc sinh hoạt, giao thông, và thủy điện.
Mục tiêu cụ thể của dự án là tăng cường năng lực cho các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã vùng dự án trong việc quy hoạch hành lang đa dạng sinh học, xây dựng kế hoạch quản lý hành lang và thực hiện kế hoạch; Phục hồi và trồng rừng nhằm khôi phục tính liên kết của các hành lang đa dạng sinh học và tăng diện tích rừng trung bình, rừng giầu trong 34 xã được lựa chọn; Cung cấp các giải pháp tạo sinh kế và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ gắn với cơ sở hạ tâng qui mô nhỏ, góp phần giảm nghèo và cải thiện đời sống cho các dân tộc ít người tại các huyện miền núi nghèo của vùng dự án.
Mục tiêu dài hạn của dự án là thiết lập được hệ thống hành lang đa dạng sinh học tại ba tỉnh này nhằm phục hồi và duy trì tính liên kết của hệ sinh thái rừng trong khu vực (liên kết khu vực ba nước Việt Nam, Lào, và Campuchia) đảm bảo dịch vụ sinh thái rừng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Trung Trường Sơn, đem lại lợi ích sinh kế cho cộng đồng địa phương và tăng cường kinh tế khu vực. Xây dựng kế hoạch quản lý và thực thi khung chính sách của trung ương và địa phương nhằm đạt được tác động lâu dài của dịch vụ hệ sinh thái bền vững và kỳ vọng sẽ thiết lập được các hành lang đa dạng sinh học với các kế hoạch quản lý và đưa vào hoạt động hoàn toàn trong năm 2018.
2012 là năm thực hiện dự án nhưng, theo đánh giá của TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học – Bộ Tài nguyên&Môi trường, nhìn chung tiến độ thực hiện dự án cở cấp trung ương và địa phương trong năm 2012 còn chậm so với kế hoạch. Nhiều hoạt động vẫn chưa được triển khai hoặc hoãn lại.
Nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ liên quan đến thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung công việc, trong nhiều trường hợp, quy trình và thời gian thực hiện gấp hai lần so với quy định của ADB.
Năm 2013 , các tỉnh sẽ tập trung nghiên cứu quy hoạch hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; đánh giác tác động của biến đổi khí hậu lên khu vực hành lang dự kiến; rà soát, xây dựng, cập nhật quy hoạch sử dụng đất có lồng ghép hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; kiểm kê và quản lý rừng cộng đồng; cải thiện sinh kế liên quan đến vườn nhà, khuyến nông, vườn ươm; mua sắm thiết bị hiện trường, thiết bị bản đồ, mua sắm trang thiết bị, v.v…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.