»

Thứ sáu, 22/11/2024, 12:48:11 PM (GMT+7)

Tài trợ 50.000 USD cho mỗi ý tưởng bảo vệ môi trường

(13:57:57 PM 05/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) - Chương trình Tài trợ các Dự án Nhỏ tại Việt Nam (UNDP- GEF SGP) tài trợ các dự án nhỏ của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức quần chúng (kinh phí tối đa cho mỗi dự án 50.000 USD, tương đương 1 tỷ đồng) nằm phát huy và hỗ trợ các sáng kiến địa phương trong việc bảo vệ môi trường.


Ảnh minh họa IE 

 

Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường giao làm đầu mối Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tại Quyết định số 1326/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2008. Thời gian qua, GEF Việt Nam đã tích cực huy động tài trợ của GEF cho 85 dự án, trong đó có 39 dự án quy mô toàn cầu và khu vực, 46 dự án quy mô quốc gia. Tính riêng các dự án quốc gia, tổng kinh phí tài trợ Việt Nam nhận được từ GEF là trên 120 triệu USD. Hỗ trợ của GEF đã và đang đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam nói riêng, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu nói chung.



Một trong các chương trình nhận được tài trợ của GEF là Chương trình Tài trợ các Dự án Nhỏ tại Việt Nam (SGP Việt Nam). Chương trình được triển khai tại Việt Nam từ năm 1999. GEF SGP Việt Nam tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ địa phương (NGO) và tổ chức cộng đồng (CBO) nhằm thực hiện các dự án, hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, tập trung vào bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế biến đổi khí hậu, ngăn ngừa thoái hoá đất và hoang mạc hoá. GEF SGP đã tài trợ cho 165 dự án triển khai tại Việt Nam.
 

 

Nhằm phát huy và hỗ trợ các sáng kiến địa phương trong việc bảo vệ môi trường, GEF SGP tài trợ các dự án nhỏ của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức quần chúng (kinh phí tối đa cho mỗi dự án 50.000 USD). 

 

 

Các lĩnh vực ưu tiên của GEF bao gồm bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu biến đổi khí hậu; hạn chế và ngăn ngừa suy thoái đất, và các vùng nước quốc tế. 
 

 

Hạn nộp ý tưởng dự án là ngày 31/8/2013 (ngày gửi được tính theo dấu bưu điện). GEF SGP sẽ thông báo kết quả xét duyệt ý tưởng dự án trước ngày 30/9/2013. 
 

 

Các tổ chức có ý tưởng dự án được GEF SGP chấp thuận sẽ được xem xét để cấp kinh phí thiết kế dự án (tối đa 2.000USD) trong trường hợp có nhu cầu hỗ trợ. 

Các tổ chức có nguyện vọng được tài trợ xin liên hệ địa chỉ sau để nhận thông tin chi tiết và mẫu đơn: Nguyễn Thị Kim Anh, Điều Phối viên GEF SGP Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP); Địa chỉ: 25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội; ĐT: (04) 3942 1495 (số lẻ 173); Email: nguyen.thi.kim.anh@undp.org. Thông tin có thể được tìm thấy ở http://www.undp.org.vn

(Theo UDNP/VFEJ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tài trợ 50.000 USD cho mỗi ý tưởng bảo vệ môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI